So sánh với phương pháp sản xuất O2 trong công nghiệp.
2 câu trả lời
Giải thích các bước giải:
So sánh phương pháp sản xuất O2 trong thí nghiệm và trong công nghiệp.
1/.
Giống nhau: cùng điều chế ra Oxi
2/.
Khác nhau:
+ Phương pháp điều chế khác nhau.
+ Nguyên liệu khác nhau
+ Do trong công nghiêp thường sản xuất với lượng O2 lớn nên yêu cầu là sản xuất với số lượng lớn và giá thành rẻ.
** Trong phòng thí nghiệm: người ta thường sử dụng những hợp chất giàu Oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao, như KMnO4 hay KClO3 để điều chế Oxi
PTHH:
2KMnO4 to→ K2MnO4+MnO2+O2↑
2KClO3 to→ 2KCl+3O2↑
** Trong công nghiệp: dùng nguyên liệu là không khí và nước để điều chế Oxi
Có 2 cách để điều chế Oxi:
Cách 1: Điều chế Oxi từ không khí:
Hóa lỏng không khí ở nhiệt độ thấp và áp suất cao. Sau đó cho không khí đã hóa lỏng bay hơi dần dần. Đầu tiên ta sẽ thu được khí Nito vì Nito bay hơi ở −196oC, sau đó sẽ thu khí Oxi vì oxi bay hơi ở −183oC. Khí O2 thu được sẽ hóa lỏng và bảo quản trong bình thép với áp suất rất cao.
Cách 2: Điều chế Oxi từ nước:
Điện phân nước nguyên chất ta sẽ thu được 2 khí là Hidro và oxi ở 2 điện cực khác nhau. Sau đó hóa lỏng Oxi và bảo quản trong bình thép với áp suất rất cao.
PTHH: 2H2O điệnphân→ 2H2↑+O2↑
Đáp án:
↓
Giải thích các bước giải:
+ Đối với trong phòng thí nghiệm: Chỉ yêu cầu lượng oxi vừa đủ nên sẽ điều chế oxi bằng cách nhiệt phân các muối như KClO3,KMnO4...
Phương trình nhiệt phân:
2KClO_3\xrightarrow{t°}2KCl+ 3O_2
2KMnO_4\xrightarrow{t°}K_2MnO_4+MnO_2+O_2
+ Đối với trong công nghiệp: Yêu cầu lượng oxi lớn.
- Có 2 cách thường được sử dụng để điều chế oxi trong công nghiệp:
• Hóa lỏng không khí: Hoá lỏng không khí ở nhiệt độ thấp và áp suất cao sau đó cho không khí lỏng bay hơi, ban đầu thu được N_2 (-196°C) sau đó là O_2 (-183°C)
• Điện phân nước: Điện phân nước trong các bình điện phân thu được các khí riêng biệt là O_2 và H_2
2H_2O\xrightarrow{đp}2H_2 + O_2