2 câu trả lời
Khoảng 10 tuổi, học trò làm quen những sách kinh điển của Nho giáo, như Tứ thư, Ngũ kinh, rồi Bắc sử (sử Trung Quốc), Nam sử (sử nước ta).
Ngoài ra, trẻ còn phải đọc sách Bách gia chư tử của các triết gia Trung Quốc thời cổ đại, Đường thi, Tống thi, những áng văn tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam và Trung Quốc.
Tất cả những nội dung đó, học trò phải thuộc lòng, quên một chữ thì tìm thầy để hỏi. Tất nhiên, để thi cử đậu đạt, những kiến thức trên vẫn chưa đủ. Nó còn phụ thuộc nhiều vào việc vẫn dụng sáng tạo, linh hoạt vào nội dung của từng bài thi cụ thể.
Không chỉ học thuộc làu văn thơ, kinh sách, viết văn, làm thơ, vế đối, học trò còn phải biết soạn thảo các loại văn bản của triều đình.
Thầy giáo trường làng được mệnh danh là thầy đồ, thường là những người học giỏi nhưng thi cử không đậu đạt cao, quan lại nghỉ hưu, hoặc thi đỗ mà không muốn làm quan…
Khoảng 10 tuổi, học trò làm quen những sách kinh điển của Nho giáo, như Tứ thư, Ngũ kinh, rồi Bắc sử (sử Trung Quốc), Nam sử (sử nước ta).
Ngoài ra, trẻ còn phải đọc sách Bách gia chư tử của các triết gia Trung Quốc thời cổ đại, Đường thi, Tống thi, những áng văn tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam và Trung Quốc.
Tất cả những nội dung đó, học trò phải thuộc lòng, quên một chữ thì tìm thầy để hỏi. Tất nhiên, để thi cử đậu đạt, những kiến thức trên vẫn chưa đủ. Nó còn phụ thuộc nhiều vào việc vẫn dụng sáng tạo, linh hoạt vào nội dung của từng bài thi cụ thể.
Không chỉ học thuộc làu văn thơ, kinh sách, viết văn, làm thơ, vế đối, học trò còn phải biết soạn thảo các loại văn bản của triều đình.
Thầy giáo trường làng được mệnh danh là thầy đồ, thường là những người học giỏi nhưng thi cử không đậu đạt cao, quan lại nghỉ hưu, hoặc thi đỗ mà không muốn làm quan…
Nhà nước không đài thọ trường dạy trẻ con mà chỉ mở trường huyện, phủ và tỉnh. Quan giáo dục ở huyện gọi là huấn đạo, ở phủ gọi là giáo thụ, còn danh hiệu đốc học gọi là quan của hàng tỉnh.