Qua nhân vật Vũ Nương em cảm nhận gì về số phận người phụ nữ xưa. Liên hệ người phụ nữ ngày nay.
2 câu trả lời
Trước khi Nguyễn Du viết Kiều và Nguyễn Dữ viết Truyện người con gái Nam Xương thì người phụ nữ trong xã hội phong kiến vẫn ngày ngày chịu nỗi đau về thân phận. Nhưng đến khi Thúy Kiều và Vũ Nương bước ra từ hai tấn bi kịch đau thương thì ta mới hình dung một cách chân thật nhất số kiếp mà họ phải trải qua vừa đau thương vừa xót xa lại vừa ngời lên những phẩm chất muôn đời.
Thân bài
* Nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” là nạn nhân cho chế độ trọng nam khinh nữ:
– Cuộc hôn nhân với Trương Sinh không xuất phát từ tình yêu lại có khoảng cách xã hội: giàu nghèo “Trương Sinh xin mẹ trăm lạng vàng cưới Vũ Nương về làm vợ”. Sự khác biệt này khiến Vũ Nương sống với Trương Sinh như một kẻ mang ơn phải mặc cảm, phục tùng người làm ơn “ thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu”
– Tuy nhà giàu nhưng Trương lại vô học và có tính hay ghen vì thế mà đã đẩy nỗi oan tình của Vũ Nương thêm cao hơn. Trương Sinh cậy thế đối xử vợ mình thô bạo, vũ phu và gia trưởng buộc nàng không còn cách nào khác ngoài lấy cái chết để minh oan. Điều đáng nói là khi vợ mình chết, Trương Sinh dù có chút mũi lòng nhưng vẫn coi nhẹ việc, cũng không hề bị xã hội lên án.
=> Xã hội mà Vũ Nương sống đòi hỏi cao ở người phụ nữ, bắt họ phải công dung ngôn hạnh, phải hiếu thảo với cha mẹ chồng, thuận theo chồng, họ phải làm mọi thứ để vừa lòng chồng nhưng lại không cho họ quyền bình đẳng, không xem trọng họ. Qua cái chết Vũ Nương, nhà văn còn tố cáo tội ác chiến tranh phong kiến đã khiến cảnh vợ chồng xa nhau, gây nên bao thảm cảnh.
* Nhân vật Thuý Kiều trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du: Nàng Kiều lại là nạn nhân của xã hội đồng tiền đen bạc:
– Kiếp nạn của gia đình Kiều bắt đầu cũng vì tiền “”Một ngày lạ thói sai nha/ Làm cho khốc liệt chẳng qua vì tiền”. Để cứu cha và em, Kiều phải bán mình cho Mã Giám Sinh. Vì tiền, Mã Giám Sinh cùng Tú Bà cân, đo, đong, đếm, xem Kiều chẳng khác nào một món hàng. Họ đẩy Kiều vào lầu xanh để chịu kiếp “làm vợ người ta” suốt 15 năm lưu lạc.
– Một người phụ nữ xinh đẹp, tài năng, thông minh, hiếu thảo, vị tha…lẽ ra phải được sống trong hạnh phúc lại bị xã hội vùi dập đến hoa tàn liễu rũ.
* Điểm giống nhau giữa hai nhân vật:
– Họ đều là những người phụ nữ đẹp về mọi mặt nhưng đều bất hạnh.
– Nạn nhân của xã hội phong kiến với nhiều định kiến hẹp hòi, bất công với người phụ nữ.
– Những người phụ nữ như Vũ Nương, Thuý Kiều đều phải tìm đến cái chết để giải mọi nỗi oan ức, để giải thoát cuộc đời đầy đau khổ, oan nghiệt của mình.
* Khái quát, nâng cao:
Người phụ nữ trong hai tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” và “Truyện Kiều” hội tụ những vẻ đẹp đáng quý nhất và cũng là đầy đủ những gì đau khổ, tủi nhục nhất của con người. Họ là đại diện tiêu biểu của hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ.
Viết về người phụ nữ, các nhà văn, nhà thơ đã đứng trên lập trường nhân sinh để bênh vực cho họ, đồng thời lên tiếng tố cáo gay gắt với các thể lực đã gây ra nỗi đau khổ cho họ.
- Kết bài:
Người phụ nữ hiện đại không còn chịu nỗi khổ bị phân biệt đối xử đến cay đắng như ngày xưa, họ đã được sống tự do, được quyền bình đẳng…Tuy nhiên để phụ nữ thoát hoàn toàn tư tưởng bảo thủ, lạc hậu của mấy thế kỉ phong kiến thì còn là cuộc chiến diễn ra hằng ngày. Vì thế thấu hiểu, thông cảm và trân trọng người phụ nữ là chúng ta đã góp một phần lớn vào công cuộc đấu tranh ấy.
`Qua nhân vật Vũ Nương em cảm nhận gì về số phận người phụ nữ xưa.`
`Cảm nhận:`
`→` Họ là những con người không làm chủ được vận mệnh của mình.
`→` Là những người bị áp bức bởi chế độ phong kiến tà ác.
`→` Là người phải cam chịu sự nhẫn nhục. Phải chịu khổ, chịu nghèo, chịu đói.
`-` `Người phụ nữ ngày nay`:
`→` Được coi trọng, làm chủ được cuộc sống, vận mệnh của mình.
`→` Không cần phải bị đè ép, tuân theo cách luật lệ tàn khốc.