Qua đoạn thơ từ " Cháu chiến đấu đến ổ rứng hồng tuổi thơ " viết đoạn văn ngắn em cần thể hiện tình cảm như thế nào với ông bà của mình
2 câu trả lời
Tham khảo ạ:
Tình cảm của người cháu với người bà trong văn bản "tiếng gà trưa" đã làm em thấy thương ông bà của mình nhiều hơn. Dưới thân phận là một đứa cháu, mình luôn phải biết hiểu thảo, ngoan ngoãn với sông bà của mình. Ông bà có tuổi, sức già yếu, dù chẳng thể luôn bên cạnh, chăm sóc và nuôi mình, nhưng ông bà cũng là người đã sinh ra và nuôi lớn cha mẹ của chúng ta. Hiếu thảo, yêu thương ông bà cũng như cách đối xử yêu thương với chính cha mẹ của chúng ta. Chẳng những thế, có vài bạn bố mẹ ở xa nhà, không ở gần với ông bà được. Thì việc thường xuyên, cuối tuần về quê thăm ông bà cũng là thể hiện tốt tình cảm đối với ông bà.
Lòng yêu nước cũng không phải là cái gì xa xôi, lớn lao hay trừu tượng. Đó có thể chỉ là yêu một bếp lửa ấp iu như Bằng Việt; yêu một tiếng gà cục tác, sự yêu thương, chăm sóc lo lắng và tần tảo của người bà, một ổ rơm trứng hồng như Xuân Quỳnh hay yêu cái cây trồng trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông như I-li-a Ê-ren-bua chẳng hạn. Nên ở một góc độ nào đó, sự thu hẹp phạm vi ở khổ thơ cuối là cách thức cụ thể hóa lòng yêu nước, làm nổi bật chân lí giản dị: Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. Bài thơ được mở đầu bằng tiếng gà trưa và kết thúc lại trở về với tiếng gà. Nhưng đó không đơn thuần là tiếng gà gọi về tuổi thơ nữa, mà là tiếng gà và tình yêu của bà gọi dậy trong lòng người chiến sĩ bản chất của lòng yêu nước, cái lí do cao cả mà rất đỗi cụ thể, hối thúc bàn chân băng rừng lội suối đấu tranh vì độc lập, thống nhất nước nhà.