Phát biểu suy nghĩ của em về cái chết của Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu trong trận Bắc Kỳ lần 1.2
2 câu trả lời
Đây là một cái chết vinh quang. Sau khi ngậm ngùi chịu chiến bại trước pháo hạm áp đảo của quân Pháp ở đại đồn Kỳ Hòa và các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam kỳ, Nguyễn Tri Phương lại được triều đình cử ra trấn giữ thành Hà Nội để giải quyết mâu thuẫn. Ngòi nổ chiến tranh đang lăm le bùng nổ. Năm 1873 cũng là lúc Nguyễn Tri Phương đã 73 tuổi (có tài liệu nói 74 tuổi). Trong lịch sử quân sự thế giới cũng rất hiếm vị tướng nào còn trực tiếp xông trận được ở tuổi này. Thể hiện lòng trung dũng của vị tướng tài giỏi.
Nguyễn Tri Phương (1800-1873) là một đại danh thần Việt Nam thời nhà Nguyễn. Ông là vị Tổng chỉ huy quân đội triều đình Nguyễn chống lại quân Pháp xâm lược lần lượt ở các mặt trận Đà Nẵng (1858), Gia Định (1861) và Hà Nội (1873). Thành Hà Nội thất thủ, ông bị quân Pháp bắt giữ nhưng ông đã cự tuyệt hợp tác và tuyệt thực tới chết.
Hoàng Diệu (chữ Hán: 黃耀;[1] 1829 - 1882) là một quan nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam, người đã quyết tử bảo vệ thành Hà Nội khi Pháp tấn công năm 1882.