Phân tích quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

2 câu trả lời

  • Quyền lao động:
    • Công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động để học nghề, tìm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội, đem lại thu nhập.
  • Nghĩa vụ lao động:
    • Tự nuôi sống bản thân, gia đình
    • Tạo ra của cải, vật chất, tinh thần duy trì, phát triển đất nước.

Quyền của người lao động là vấn đề có ý nghĩa rất lớn về cả lý luận và thực tiễn không chỉ đối với cá nhân con người, tập thể người lao động, mà còn có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Trong mối quan hệ với người sử dụng lao động, người lao động luôn ở vị trị yếu thế hơn, có sự phụ thuộc và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động. Khi tham gia vào quan hệ lao động, người lao động phải trực tiếp thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động. Người lao động phải chấp nhận điều kiện lao động, môi trường làm việc ngay cả khi không thuận lợi. Trong các quy định của pháp luật lao động, nội dung của nguyên tắc bảo vệ người lao động không chỉ bao hàm trong việc bảo vệ sức lao động, bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động, mà nguyên tắc này được thể hiện trên nhiều phương diện: Việc làm, nghề nghiệp, thu nhập, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm…

 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm