Phân tích ngắn gọn hai câu cuối trong bài Thương vợ

2 câu trả lời

đáp án :

Mở đầu bài thơ, là lời giới thiệu mộc mạc, chân thành về cảnh đời vất vả của bà Tú.

" Quanh năm buôn bán ở mom sông

" Nuôi đủ năm con với một chồng"

Hình ảnh bà Tú hiện lên với bao sự nhọc nhằn, bươn chải việc bán buôn cùng thời gian. Đã được, Tú Xương khái quát rõ nét qua hai câu đề. Cụm từ " quanh năm" đặt ở đầu bài thơ, như đang vẽ đậm thêm nét tần tảo, cơ cực của một đời bán buôn có tính chắt chu kì tuần hoàn lặp lại. Hay như sự cố định cuộc đời của một thân phận phụ nữ vốn danh thế nay phải lam lũ chân tay.

Nghệ thuật đối lập giữa tính chất công việc với những yêu cầu cơ bản của một cuộc sống đầy đủ. Vất vả quanh năm, nhưng cũng chỉ đủ để nuôi năm con với một chồng. Ngữ " năm con với một chồng" như cách nói ví von, so sánh sự bất lực của người làm chồng mà việc gia đình đâu thể cán đáng cùng vợ. Tú Xương đã rất công bằng với chính vợ mình, ông thà tự nhận mình ngang hàng với một kẻ ăn bám vợ, chứ cũng không lấy sự giáo lí phong kiến bấy giờ để áp đặt lên cuộc đời bà Tú. Ông đã dành cho vợ mình sự trân trọng tuyệt đối. Quả là một con người có bản lĩnh!

Hoàn cản thực, gợi sự gian truân, bâp bênh, đầy hiểm nguy của một thân phận bé nhỏ trước vòng xoáy cuộc đời.

" Lặn lội thân cò khi quãng vắng

"Eo sèo mặt nước buồi đò đông"

Hai câu đề mở ra, hiện rõ thêm nét đối lập ngang bằng giữa hai dòng thơ. " quãng vắng" đối với " đò đông". Nét tương đồng trong môi vế của mỗi câu cũng được thể hiện rõ " lặn lội" với "quãng vắng", " eo sèo" cùng " buổi đò đông". Tất cả những điều ấy như mở rộng thêm, cặn kẽ hơn về bức tranh của một số phận đàn bà lam lũ. Tú Xương đã vận dụng thành công hình ảnh con cò trong ca dao xưa, từ đó biến thể hóa hình ảnh con cò vốn nhỏ nhoi yếu ớt, nay lại thêm yếu ớt, nhỏ nhoi hơn " thân cò". Dáng dấp bà Tú được ví như thân cò lặn lội giữa quãng vắng thưa thớt, với bao sự nguy hiểm, khó khăn khi một mình bươn chải mưu sinh, thân cò ấy đôi lúc cũng phải " eo sèo", cũng kì kèo ngả giá, để bán buôn nơi buổi đò đông người. Ôi! cái phận bà, sao khiến ông Tú xót thương, cảm phục và đau đớn giùm.

" Một duyên hai nợ, âu đành phận

"Năm nằng mười mưa dám quản công"

Sự suy ngẫm, và thái độ đầy cảm thông, trân trọng với cuộc đời vợ mình của Tú Xương. Lối sử dụng từ ngữ chỉ số lượng nhất định "một" và "hai" như một mặt khẳng định, quả quyêt hơn trước cái " duyên:", cái "nợ" của bà. Sự đối lập về số lượng giữa " duyên" và "nợ", giữa hạnh phúc và gian truân trắc trở. Bà Tú đứng giữa, không chọn lựa, mặc cho số phận đẩy đưa, bà đành " âu đành phận". Chấp chận hiện thực phũ phàng, không đời oán trách, dù có biết quãng đời nắng mưa khó lường, nhưng nào dám trái, dám chống cự lại " dám quản công". Ngữ " âu đành phận" và " dám quản công" thể hiện rõ hơn con người bà, một người phụ nữ giàu đức hi sinh, chịu thương chịu khó. Tú Xương như đang trách móc, như đang thầm lấy cho cuộc đời người đàn bà của ông chút lí lẽ. Ông nói mà ta thấy chua chát, xót xa.

" Cha mẹ thói đời ăn ở bạc"

" Có chồng hờ hững cũng như không"

Thói đời bạc bẽo, bất công với con người trong xã hội đương thời. Hai câu kết đóng lại bằng tiếng chửi " mẹ cha", một tiếng chửi đời, chửi xã hội mà sao nghe bất lực, đầy căm phẫn. Xã hội ấy, một xã hội kim tiền thối nát, biến cuộc đời những nho sĩ có tài như ông trở thành những kẻ không nơi dựng công danh, sự nghiệp, biến cuộc đời của một con người có tài năng nhân phẩm thành kẻ phải ăm bám vợ. Tiếng chữi đời, hay chính là chửi con người mình, như trách cứ bản thân chưa làm tròn bổn phận làm chồng trong gia đình, làm trai cho đất nước. Nỗi đau của Tế Xương, là nỗi đau có ý thức, có nhân phẩm.

Với cảm xúc chân thành, lời thơ giản dị mà sâu sắc, bài thơ đã ghi lại một cách xúc động tình thương yêu, quí trọng của tác giả dành cho vợ của mình. Đồng thời, " thương vợ" cũng là một bức tranh đẹp về hình ảnh tảo tần, giàu đức hi sinh cao cả của lớp người phụ nữ trong xã hội cũ.

Ai cũng biết hai câu kết trong bài Thương vợ là Trần Tế Xương mượn lời bà Tú để chửi đời và chửi mình. Chính cái thời buổi nhố nhăng dở tây dở ta lúc bấy giờ đã buộc một người giỏi thơ phú văn chương như ông phải lận đận ở chốn trường thi. “Thi không ăn ớt thế mà cay“, “Đau quá đòn hằn rát hơn lửa bỏng“, “Đệ nhất buồn là cái hỏng thi” ...Vì hỏng thi liên tục nên Tú Xương không thể đỡ đần san sẻ cái gánh nặng gia đình với vợ. Ông đành để một mình bà “nuôi đủ năm con với một chồng”. Ông chửi cái vô tích sự của mình nhưng chỉ dừng lại ở đó tôi e chúng ta chưa hiểu hết Tú Xương và nỗi niềm thương vợ của ông

Tú Xương không chỉ thương cái vất vả lam lũ của bà Tú “lặn lội thân cò“ “eo sèo mặt nước"... mà còn sự hụt hẫng trong đời sống tình cảm của bà. Phải thành thực đến mức nào phải thấu hiểu nỗi niềm bà Tú đến mức nào nhà thơ mới hạ được hai câu độc chiêu đến như vậy. Sức nặng của bài thơ ở hai câu kết này. Với bà Tú mọi vất vả khó khăn trong việc buôn bán làm ăn bà đều chấp nhận. Cả việc nuôi chồng nuôi con bà cũng “âu đành phận". Bà không than phiền trách cứ gì ông. Hơn ai hết bà biết chồng mình đang phải lo sôi kinh nấu sử thi thố với người. Nếu ông Tú có lúc nào đó hờ hững với bà thì chắc bà cũng thông cảm cũng bỏ qua.

Điều mà nhà thơ ân hận nhất day dứt nhất cắn rứt lương tâm nhất phải chăng là ông tự cảm thấy có khi có lúc mình quả hờ hững với vợ thật. Ông vốn là người phóng túng và đa tình. Chính ông đã từng “đi hát mất ô“ chính ông đã từng buông những lời nửa đùa nửa thật:

"Chỉ e rày gió mai mưa

Lấy gì đi sớm về trưa với tình"

Chính ông đã từng nhắn với người được ông dùng áo bông che đầu khi trời đổ mưa:

"Ai ơi có nhớ ai không

Trời mưa một chiếc áo bông che đầu

Nào ai có tiếc ai đâu

Áo bông ai ướt khăn đầu ai khô”.

Bởi vì thế mà ông tự thấy mình ít nhiều hờ hững với bà Tú. Hờ hững với người “lặn lội thân cò“, “eo sèo mặt nước“ để nuôi con và nuôi cả chính mình. Sự hờ hững ấy thật là đáng trách. Tú Xương thành thật thấy mình có lỗi với bà. Càng tự trách mình bao nhiêu ông càng cảm thấy thương vợ bấy nhiêu. Nhà thơ hiểu rằng cái sự hờ hững ấy của ông đã làm cho bà Tú bao đêm trằn trọc thao thức đau khổ. Nếu bà Tú có bực có chửi cũng là điều tất nhiên. Ông cha từng nói ”ớt nào mà ớt chẳng cay, gái nào mà gái chẳng hay ghen chồng“. Trước đây nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã từng chửi:

“Chém cha cái kiếp lấy chồng chung

Năm thì mười hoạ hay chăng chớ

Một tháng đôi lần có cũng không ...”

Chính sự hờ hững này mà ông Tú cảm thấy mình ăn ở bạc với bà. Người ta đầu tắt mặt tối để nuôi mình nuôi con mà mình lại vẩn vơ tơ tưởng đến người khác là ăn ở bạc chứ còn gì nữa ! Cái vô tích sự không giúp được gì cho vợ vì phải lo dùi mài đèn sách chưa hẳn đã là ăn ở bạc. Ăn ở bạc ở đây chính là sự bạc tình bạc nghĩa. Tú Xương tự cảm thấy mình là kẻ đáng chê trách đáng phê phán.

Thời Tú Xương chuyện đàn ông năm thê bảy thiếp đang còn là chuyện bình thường. Huống gì nhà thơ lại là người phóng túng và đa tình. Việc ông làm thơ tặng ai đó cũng là chuyện thường thấy ở không ít các nhà thơ từ xưa đến nay. Tiên sinh Tản Đà còn làm thơ tặng những người tình nhân không quen biết làm thơ trêu ghẹo cả chị Hằng và thao thức bởi người đàn bà đi chung một chuyến tàu “ai về để nhớ để sầu cho ai“. Nhưng có lẽ chỉ có Tú Xương là thành thật thú nhận sự hờ hững của mình đối với vợ.

Theo tôi từ “hờ hững” là từ đắt nhất trong toàn bộ bài thơ vì nó chứa đựng rất nhiều ẩn ý. Hiểu được nhu cầu tình cảm hết sức chính đáng của bà Tú nói riêng và phụ nữ nói chung là một khía cạnh của giá trị nhân văn. “Có chồng hờ hững cũng như không” đâu chỉ là tiếng lòng của bà Tú mà đó cũng là tiếng lòng của tất cả những người phụ nữ trên thế gian này.

“Có chồng hờ hững cũng như không” cũng là lời cảnh báo của Tú Xương đến tất cả những đức ông chồng đa tình và lãng tử như ông: Hãy quan tâm đến đời sống tình cảm của phụ nữ! Đó vừa là thông điệp vừa là một trong những bí quyết hết sức quan trọng để giữ vững hạnh phúc gia đình.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm