phân tích kĩ thuật bóng chuyền , nội dung bóng chuyền đệm bóng và phát bóng giúp với ạ

2 câu trả lời

Kỹ thuật đệm bóng chuyền bằng hai tay là kỹ thuật dùng khi thực hiện bóng đi và hướng bóng đến ở phía trước mặt, gần như cùng quỹ đạo chuyển động nhưng ngược chiều.

Kĩ thuật phát bóng:

 Tư thế chuẩn bị:  Người phát bóng đứng quay mặt vào lưới, tùy vào tay thuận của mình ( tay phát bóng ) thì đứng tư thế khác nhau, ví dụ: tay phải phát bóng thì chân trái lên trước và ngược lại, có thể đứng 2 chân sang ngang bằng vai vẫn được nhưng sẽ gây cản trở không thoải mái khi phát bóng và tất nhiên quả phát bóng đó sẽ không đạt hiệu quả tốt.
 Tung bóng:Nếu tay thuận dùng để chậm bóng cuối cùng thì dùng tay trái tung bóng lên cao trước mặt cao lên đầu tầm 70 - 120 cm tùy vào cách người tập ra tay nhanh hay chậm và chiều dài sải tay mỗi người.
Động tác đánh bóng:Vươn tay thuận ra sau dùng lực của bã vai kết hợp với khuỷu tay, cổ tay để đánh bóng sang sân đối thủ. Mắt nhìn trái bóng, thẳng lưng, căng ngực và lưu ý dùng lực cổ tay nhanh và dẻo để đường bóng đi chính xác hơn.

Trong tập luyện và thi đấu bóng chuyền, các vận động viên luôn luôn phải thực
hiện nhiều tư thế khác nhau, các tư thế ấy có thể phân chia thành 2 loại chính:
+ Tư thế chuẩn bị.
+ Tư thế đánh bóng

-Tư thế chuẩn bị:
Là tư thế đứng của đấu thủ trên sân thuận lợi, hợp lý nhất để quan sát, phán đoán
tốt, di chuyển kịp thời theo mọi hướng tới vị trí cần thiết để đón đánh bóng.
Mục đích của tư thế này là tạo điều kiện tốt nhất để sẳn sàng di chuyển. Để có được
tư thế tối ưu, diện tích chân chạm sân tương đối nhỏ, chân hơi khuỵu khớp gối, tạo thuận
lợi cho thực hiện việc dùng chân nhanh chóng bật khỏi điểm tì, chuyển trọng tâm cơ thể
ra ngoài giới hạn điểm chống tì và nhanh chóng di chuyển theo hướng bất kỳ nào đó.
Căn cứ vào mức độ hạ thấp trọng tâm cơ thể (chủ yếu ở mức độ khuỵu gối) để có
các tư thế đánh bóng khác nhau. Ta có :
+ Tư thế chuẩn bị thấp
+ Tư thế chuẩn bị trung bình.
+ Tư thế chuẩn bị cao.

-Tư thế chuẩn bị thấp:
Trong tập luyện và thi đấu bóng chuyền, tư thế chuẩn bị thấp thường được dùng khi
phòng thủ ở hàng dưới hoặc lúc yểm hộ cho đồng đội hay đỡ những đường bóng ở tầm
thấp.
Yếu lĩnh động tác: Hai chân đứng mở rộng hơn vai, hai gối khuỵu thấp, đùi và cẳng
chân tạo góc nhỏ hơn 90o
(tư thế ngồi xổm). Trọng lượng cơ thể dồn phần lớn lên chân
sau (chân trụ), bụng hóp lại.

-Tư thế chuẩn bị trung bình:
Tư thế này thường được vận dụng khi đỡ phát bóng và là tư thế cơ bản được vận
dụng nhiều nhất trong tập luyện và thi đấu bóng chuyền vì ở tư thế này người tập có thể
di chuyển nhanh nhất
Yếu lĩnh động tác: Hai chân mở rộng bằng vai. Chân trước chân sau cách nhau
khoảng nữa bước (chân nào trước là tuỳ thuộc vào vị trí đứng trên sân). Đùi và cẳng
chân tạo thành góc khoảng 90o- 120o
-Tư thế chuẩn bị cao:
Tư thế này thường được áp dụng nhiều trong trường hợp người tập đứng sát lưới để
chuẩn bị chuyền hoặc chắn bóng.
Yếu lĩnh động tác: Giống như ở tư thế chuẩn bị trung bình nhưng có khác là ở tư
thế này hai gối ít khuỵu hơn và thân người gần như thẳng đứng, đùi và cẳng chân tạo
thành góc trong khoảng 120o- 145o

Tư thế đánh bóng:
Tư thế đánh bóng được hình thành sau khi di chuyển đến bóng hoặc ngay từ tư thế
chuẩn bị sang tư thế đánh bóng. Tư thế đánh bóng tùy vào đặc điểm kỹ thuật động tác:
Chuyền bóng cao tay, chuyền bóng thấp tay, đập bóng, chắn bóng ...
Độ cao của tư thế đánh bóng biểu hiện ở mức độ khuỵu gối và được chia làm 3
loại:
+ Cao.
+ Trung bình.
+ Thấp.
Tùy theo đặc điểm, tính chất đường bóng cũng như mục đích, yêu cầu kỹ thuật,
chiến thuật, tình huống để lựa chọn tư thế đánh bóng cho thích hợp.

 Di chuyển:
Di chuyển trong tập luyện và thi đấu bóng chuyền là phương pháp di chuyển của
đấu thủ từ vị trí này đến vị trí khác, là khâu trung gian nối liền giữa tư thế chuẩn bị và tư
thế đánh bóng. Di chuyển trong tập luyện và thi đấu bóng chuyền có các cách sau:
+ Đi.
+ Chạy.
+ Nhảy.
+ Lăn ngã.
+ Bật nhảy.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm