Phân tích hình ảnh Nguyễn Huệ trong tác phẩm " Hoàng Lê Nhất Thống Chí " hồi thứ 14

2 câu trả lời

Ulatr :(( thiệc ra lúc chụp nó rõ lắm xong lên đây nó cứ bị mờ mờ ảo ảo ý :(( 

~Quỳnh~

  1. Hành động mạnh mẽ quyết đoán

- Nghe tin giặc chiếm Thăng Long, ông không hề nao núng "định thân chinh cầm quân đi ngay

- Trong vòng một tháng làm được nhiều việc lớn: Tế cáo trời đất lên ngôi hoàng để, đốc suất đại binh ra Bắc, gặp gỡ người cống sĩ ở huyện La Sơn, tuyển mộ quân sĩ và mở cuộc duyệt binh lớn ở Nghệ An, bàn định kế hoạch đánh giặc và kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thàng.

  1. Trí tuệ nhạy bén, sáng suốt

* Sáng suốt trong việc lên ngôi

- Lên ngôi hoàng để để "chính vị hiệu" tập hợp sức mạnh đoàn kết, "yên kẻ phản trắc, giữ lấy löng người”

* Sáng suốt trong việc phân tích tình hình thời cuộc: thể hiện qua lời phủ dụ ở Nghệ An

- Khẳng định chủ quyền của dân tộc: đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rő ràng

- Lên án tội ác của giặc trong quá khứ: giết hại nhân dân, vơ vét của cải

- Nêu bật dã tâm của giặc trong lần này: mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện

- Nhắc lại truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta để khích lệ quân sĩ

- Kêu gọi tướng sĩ đồng tâm hiệp lực

- Ra kỉ luật nghiêm: chớ có quen thỏi cũ, ăn ở hai lòng ...không tha một ai

`->` Lời phủ dụ như một bài hịch ngắn gọn mà ý tử sâu xa `->` kích thích lòng yêu nước và truyền thông quật cường của dân tộc.

* Sáng suốt trong việc dùng người

- Khi Sở và Lân "mang gươm trên lưng xin chịu tội", ông hiểu việc rút quân của hai vị tướng là do không địch nôi quân hùng tưởng mạnh nhà Thanh nên phải rút về Tam Điệp để bảo toàn lực lượng và gây cho giặc sự chủ quan. Ông cũng hiểu đây là kế của Ngô Thì Nhậm  nên 2 tướng không bị phạt mà còn được khen ngợi

- Ông đánh giá rất cao Ngô Thì Nhậm, coi như một vị quân sư "đa mưu túc trí" `->` khen chê đúng người, đúng việc

  1. Có tầm nhìn xa trông rộng

- Thế hiện ở kế sách vừa tiến quân vừa tuyển binh sĩ, tạo nên cuộc tiến công thần tốc khiến cho kẻ địch không ngờ được mà đối phó.

- Vừa mới khởi binh đánh giặc, vậy mà Quang Trung tuyên bố “phương lược tiến đánh đã có tính sẵn", "chẳng qua hơn mươi ngày" có thể đuổi giặc Thanh.

- Biết trước kẻ thù "lớn gấp 10 nước mình", bị thua 1 trận "ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù khiến việc binh đao không bao giờ dứt" nên ông còn tính sẵn cả kế hoạch ngoại giao sau chiến thắng để có thời gian "yên án mà nuôi dưỡng lực lượng" vì hoà bình và sự phát triển của dân tộc.

  1. Có tài tổ chức, dụng binh như thần

- Vừa hành quân, vừa đánh giặc, theo kế hoạch từ 25 tháng chạp đến mùng 7 tháng giêng sẽ ăn tết ở Thăng Long, thực tế đã vượt mức 2 ngày `->` cuộc hành quân thần tốc.

- Hành quân xa, liên tục nhưng đội quân vẫn chỉnh tế cũng do tài tổ chức của người cầm quân.

- Cách đánh: bí mật, thần tốc, bất ngở, linh hoạt

+ Ở Phú Xuyên: bắt sống toàn bộ quân giặc `->` giữ bí mật

+ Tại Hà Hồi: bí mật bao vây, bắc loa truyền gọi `->` địch sợ hãi, xin hàng

+ Trong trận Ngọc Hồi: ghép ván làm mộc che, dàn trận nhất tề xông tới đánh

  1. Vua Quang Trung oai phong lẫm liệt trong chiến trận

- Hoàng để Quang Trung là một tổng chỉ huy đến nay vẫn còn làm cho chúng ta kinh ngạc. Ông vừa hoạch định chiến lược, vừa trực tiếp tổ chức quân sĩ bài binh bố trận, vừa tự mình thống lĩnh một mũi tiến công, xông pha nơi trận tiền `->` Vua Quang Trung là linh hồn của chiến công vĩ đại

- Hình ảnh người anh hùng Quang Trung đưoc khắc hoa thật lẫm liệt: "trong cảnh khói tỏa mù trời, cách gang tấc không thấy gì", nổi bật hình ảnh nhà vua "cưỡi voi đi đốc thúc" `->` Đây là hình ảnh người anh hùng chiến trận đẹp vào bậc nhất trong văn học Trung đại Việt Nam `->` Hoàng đế Quang Trung là một hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho khí phách dân tộc

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Câu 1. Phương án nào sau đây không đúng với quy tắc giao thông đường bộ? A. Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường. B. Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi từ bên trái. D. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Câu 2. Bình đang điều khiển xe đạp trên đường một chiều, đến gần đoạn đường giao nhau với ngã tư có cắm biển báo hiệu “cấm rẽ phải”, Bình thấy tín hiệu đèn xanh bật sáng và một chú cảnh sát giao thông đang đứng hướng về hướng Bình, ra hiệu lệnh hai tay dang ngang. Trong trường hợp này Bình phải đi như thế nào là đúng với quy tắc giao thông? A. Tiếp tục điều khiển xe về phía trước với tốc độ nhanh hơn. B. Tiếp tục điều khiển xe về phía trước với tốc độ chậm hơn. C. Giảm tốc độ và dừng lại trước vạch dừng xe. D. Giảm tốc độ, giơ tay xin đường, chú ý quan sát và rẽ sang đường bên phải. Câu 3. Hằng ngày, bố vẫn chở Hoàng (học lớp 6) đến trường nhưng sáng nay xe bị hỏng. Bố đã bảo Hoàng sang nhờ cô chú hàng xóm tiện đường đi làm chở Hoàng đi cùng cho kịp giờ (cô chú đi chung xe mô tô). Trong trường hợp này, Hoàng có được đi cùng xe với cô chú không? A. Không được đi chung vì chỉ được chở tối đa một người. B. Không được đi chung vì chỉ được chở thêm 01 trẻ em dưới 7 tuổi. C. Được đi chung nhưng bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm. D. Được đi chung và không cần mũ bảo hiểm. Câu 4. Hãy lựa chọn phương án đúng nhất để bảo đảm an toàn khi điều khiển xe đạp điện trên đường trơn trượt. A. Giữ vững tay lái, di chuyển với tốc độ chậm, giữ đều ga và không phanh gấp. B. Giữ vững tay lái, di chuyển với tốc độ nhanh, tăng giảm ga theo độ trơn của đường và và không phanh gấp. C. Thả lỏng tay lái, di chuyển với tốc độ chậm, giữ đều ga và sẵn sàng phanh gấp khi trơn trượt. D. Giữ vững tay lái, di chuyển với tốc độ chậm, tăng giảm ga theo độ trơn của đường và sẵn sàng phanh gấp khi trơn trượt.

2 lượt xem
2 đáp án
8 giờ trước