Phân tích hai khổ cuối của đoàn thuyền đánh cá ngắn nhất, em xin cảm ơn ạ :'>

2 câu trả lời

Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận được ra đời trong một thời kì sôi nổi trên miền Bắc nước ta, khi đó nhân dân ta đang cùng nhau xây dựng va phát triển kinh tế – xã hội. Nhà thơ đã viết bài thơ này tại vùng biển Quảng Ninh năm 1958, đây là một trong những bài thơ tiêu biểu về đề tài nhân dân lao động khi làm chủ cuộc đời mình.

Cả bài thơ đã ghi lại hành trình của một đoàn thuyền đánh cá: ra khơi lúc rạng đông, đánh cá đêm trăng trên Hạ Long, trở về bến lúc rạng đông. Hai khổ thơ cuối làhình ảnh kéo lưới lúc mờ sáng và cảnh đoàn thuyền trở về.

“Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng…

Mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi.”

Cảnh kéo cá diễn ra lúc sao vẫn còn mờ, trời chưa kịp sáng, thể hiện tinh thần khẩn trương và hối hả cả ngư dân khi kép lưới, kèm theo sự hồi hộp và hi vọng. Cá mắc vào lưới thành những “chùm cá nặng” và hẳn phải là những ngư dân trai tráng mới có cánh tay rắn chắc “kéo xoăn tay”, hình ảnh đó cũng ca ngợi vẻ đẹp khỏe mạnh và trẻ trung trong lao động. Tác giả dùng từ “chùm” để miêu tả về sinh vật tạo nên hình tượng thơ đầy ấn tượng. Tác giả đã miêu tả những con cá biển tươi ngon mắc vào lưới vô cùng rực rỡ “Vẩy bạc, đuôi vàng lóe rạng đông”, dưới ánh nắng rạng động “lóe” lên, những con cá nằm đầy khoang được phản chiếu càng ánh lên màu “vàng”, “bạc” thể hiện niềm vui tươi và phấn khởi của người dân làng chài. Các từ xếp, lên, đón, như mô tả các công việc trên biển được diễn ra tuần tự và nhanh chóng, khẩn trương để trở về.

*Khổ thứ sáu:

- Trời gần về sáng, lúc trăng lặn, sao mờ là lúc nhịp điệu lao động của người đánh cá càng hối hả, khẩn trương hơn: Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng

- Sau một đêm dài vất vả, những người đánh cá vẫn đầy ắp niềm vui bởi họ vừa có đc một chuyến đi biển bội thu.

- Nhìn vào thành quả lao động của mình, những người đánh cá hình dung 1 tương lai tương sáng đang đến vs họ. Rạng đôngnắng hồng ko chỉ là hình ảnh thiên nhiên mà còn là biểu tượng của một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

*Khổ thứ bảy:
-Bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng: mở đầu và kết thúc bài thơ là hình ảnh mặt trời và câu hát nhưng trạng thái khác nhau rất nhiều.

+Đầu bài thơ là câu hát hăm hở ra khơi, cuối bài thơ là câu hát thắng lợi trở về

+Đầu bài thơ là hình ảnh mặt trời lặn xuống nhường chỗ cho màn đêm, cuối bài thơ là hình ảnh mặt trời nhô lên rực rỡ, huy hoàng đón chào một ngày mới.

- Qua lao động và nhờ lao động mà con người đã vươn lên và vượt qua những tầm cao vời của vũ trụ. Hình ảnh đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời đầy sức hấp dẫn bởi khung cảnh hoành tráng, huy hoàng

Con người vs sức mạnh chinh phục thiên nhiên đã chạy đua cùng vũ trụ để khẳng định mình.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
1 lượt xem
2 đáp án
22 giờ trước