Phân tích câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” bằng một đoạn văn ngắn ( khoảng từ 6 đến 8câu).
2 câu trả lời
''Ăn quả nhớ kẻ trồng cây''là câu tục ngữ truyền từ đời này sang đời khác với nhiều ý nghĩa hay và tốt đẹp.Ông cha ta đã truyền lại câu tục ngữ này với mục đích răn dạy con cháu về lối sống xã hội.Câu tục ngữ này khá đa dạng về mặt nghĩa.Việc dùng phép ẩn dụ đã tạo ra hai lớp nghĩa cho câu tục ngữ này.Với lớp nghĩa dễ hiểu ,ta đã nhận ra ngay lớp nghĩa đen.Nghĩa đen giúp ta hiểu được khi ta ăn trái ngọt quả lành thì phải nhớ công người đã làm ra nó.Chính vì vậy đây là một lớp nghĩa nói về phẩm chất biết ơn,đền ơn đáp nghĩa.Lớp nghĩa bóng cũng là lớp nghĩa quyết định giá trị,ý nghĩa của câu tục ngữ trên.Khi có người giúp đỡ ta,dù nhỏ hay lớn ta đều phải nhớ ơn và trả ơn khi có cơ hội.Qua câu tục ngữ với kết cấu hàm súc mà nhiều ý nghĩa đã cho ta thấy sự giáo dục nhân cách sống của dân tộc ta thật đa dạng và đặc biệt.Không những thế,đọc xong câu tục ngữ ta lại cảm thấy yêu quý cội nguồn và nhớ ơn ông cha ta.
$Bài làm $
Nhờ có sự biết ơn mà mỗi người sẽ biết trân trọng cuộc sống của mình hơn. Họ sẽ cố gắng trở thành những người sống có ích cho xã hội. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần lên án những người có thái độ sống vô ơn. Những con người như vậy sẽ chỉ ngày càng sống xa rời với cộng đồng, rơi vào sự cô đơn. Dù họ có thành công nhưng cũng sẽ không được mọi người công nhận, yêu thương. Như vậy, câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã đem đến cho chúng ta một lời răn dạy sâu sắc. Con người cần có lòng biết ơn để có thể hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn.