phân tích bài thơ tự tình II của hồ xuân hương

2 câu trả lời

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non.

Mở đầu bài thơ, tác giả đã nêu lên bối cảnh của một không gian và thời gian. Giữa đem khuya thanh vắng, thấp thoáng hiện lên hình dáng một người phụ nử. Đứng trước không gian bao la, rộng lớn của non sông, Hồ Xuân Hương đối diện với sự vô cùng vô tận của không gian, cũng là dối diện với cõi lòng sâu thăm thẳm, u uất tám sự, nồi niềm của chính mình. Thật là khó tránh khỏi cảm giác rợn ngợp, thanh vắng, buồn tẻ, trông trải đến nao lòng. Với tâm trạng cô đơn chán chường, “Bà chúa thơ Nôm” đã cảm nhận kiếp người thật là nhỏ nhoi, phù du. Sự cô đơn đã bám riết lấy bà ngay cả lúc đêm khuya. Nó như con sâu, con mọt gặm nhấm, cắn xé, đục khoét tâm hồn bà khiến bà bứt rứt, đứng ngồi không yên, ngay cả khi nghe tiếng trống canh cũng thấy ngột ngạt, bối rối.

Không thể cứ mải “thu chân bó gôì” mà thấm thìa cô đơn, bẽ bàng, phũ phàng mãi được! Bà dã tìm ra một giải pháp tạm thời: “Mượn rượu giải sầu”. Thế nhưng cay đắng thay:

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh.

Càng uống lại càng tỉnh. Càng muôn quên thì những kí ức đau buồn lại thi nhau ùa về như muôn “trêu ngươi” người nừ sĩ tài hoa này. Vòng đời luẩn quẩn, bế tắc, sự chán chường, trầm uất của tâm hồn đang dâng ngập trong ánh mắt u buồn, bờ môi run rẩy, “thu cuối mùa” của Hồ Xuân Hương. Bà đang chờ đợi diều gì? Người phụ nử tài hoa, sắc sảo, thông minh bậc nhất lúc bấy giờ nhưng lại lận đận về đường tình duyên, hai lần sang ngang dều bị đứt gánh giừa đường này, luôn khao khát yêu đương, khát vọng tình yêu luôn cháy bỏng trong con người “Bà chúa thơ Nôm”. “Khát vọng tình yèu” khác với “ước vọng tình yêu”. Ước V Ig chỉ mới à ióc mong, CÒI khát vọng thì đã đạt đến “đỉnh” của sự đam mê cháy bỏng, mạnh liệt, rạo rực hồi trong ngực trẻ”, không có giới hạn. Khát vọng sôi sục vẫn tinh tế, đầy nữ tính. Thế nhưng, khốn nạn thay, đau xót thay, bẽ bàng thay cho Hồ Xuân Hương khi:

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.

Đời người là hạn hẹp, thời gian là vĩnh hằng, vù trụ thì vô tận… Bánh xe thời gian như bóng câu bên cửa sổ mà con gái thì có thì… Thời gian lặng lẽ trôi, tuổi xuản cùng qua đi mà tình duyên vần không trọn vẹn, hạnh phúc vẫn lở làng. Hạnh phúc giống như một thứ quả ngọt xa xôi, quá tầm tay với của nữ sĩ, nó khiến bà khắc khoải, day dứt không thể níu kéo. vầng trăng trôn cao dường như cũng soi thấu những run rầy, tháng thốt, hoảng hốt trong lòng bà khi chạnh lòng nghĩ về thán phận lẻ loi, hẩm hiu của mình. Giọng điệu ngôn ngữ, hình ảnh của câu thơ giông như một tiếng nấc nghẹn ngào, chua xót, thổn thức đến trào nước mắt, phải cắn chặt môi dến bật máu tươi mới ngăn tiếng khóc thành lời! Thử hỏi, dọc đến đây ai mà không xúc động, thương xót, cám cảnh thay cho Hồ Xuân Hương? Và tự hỏi phải chăng “khách má hồng” luôn gặp nhiều nồi truân chuyên? Phải chăng “bạc mệnh” là lời chung cho những người phụ nữ tài hoa khi xưa?

Ông vua thơ tình Xuân Diệu cho rằng:

Hãy để trẻ con nói cái ngon của kẹo

Hãy để tuổi trẻ nói hộ tình yêu.

Với Hồ Xuân Hương, cảm xúc đã tự chọn được ngôn ngừ riêng trong thơ của bà. Hậu sinh chúng ta nhìn thấy bà vĩ dại ở chỗ; sử dụng Tiếng Việt một cách tài hoa tinh tế, đã phát huy cao độ khả năng biểu cảm của ngôn ngữ dân tộc (chữ Nôm) một cách khéo léo tài tình mà trước đó đến cả sau này ít có ai sánh kịp.

Ở câu thơ thứ ba, mầm mông phản kháng, vùng lẽn dà bắt đầu dược nhen nhóm khi bà trích dẩn mình “nốc rượu ào ào” giữa đêm khuya. Hình ánh vốn dĩ dành cho mày râu, đến những nho sĩ “dài lưng tốn vải” còn chưa dám thử chứ đừng nói gì đến phận gái dịu dàng, thùy mị, doan trang, thướt tha nơi khuê phòng như Hồ Xuân Hương.

“Thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc sống dà tận dầy”. “Con giun xéo mãi cũng quằn”. Tâm trạng bức bô”i, bị đè nén cũng sẽ bị bùng nổ, cũng gióng như trái bóng bay quá căng thì sẽ “Bùm!”.. Bức tranh thiên nhiên dưới bàn tay tài hoa, góc nhìn mới lạ, mô tả bằng những từ rất “dắt”, hiện lên giông như một con sóng lớn chuyến dộng mạnh mẽ, khuấy đạp, chao dảo mành liệt. Cái buồn không có đất sông lâu trong con người có bản tính vui nhộn, lạc quan, yêu đời như HỒ Xuân Hương. Sự phẩn uất của thiên nhiên cùng là sự phần uất của tâm trạng “không thể sống mài như vậy được!”. Sự phẫn uâ’t, tinh thần dấu tranh, vùng lên, phản kháng củng đà nổi sóng trong con người bà. Câu thơ hào sảng, khí phách, táo bạo, mảnh liệt, dữ dội, mang màu sắc “tự do chủ nghĩa, điểm thêm một chút “phô” xá” như chính con người thật của bà. Con người khi dã trải qua biết bao đau đớn, khố nhục, nếm đú mọi diều bi ai trần thế nhưng không vì t’ ế mà tâm * ồ chai sạn, sức ìống mành liệt, niềm lạc quan yêu đời vẫn âm ỉ cháy sục sôi trong lòng bà, chờ thời cơ bùng nổ:

Xiên ngang mặt đất rêu từng đám

Đâm toạc chân mây đá mấy hòn

Bằng hai câu thơ trên, Hồ Xuân Hương đả phá vờ nghi thức hàn lâm, đạo mạo trong văn chương lúc bấy giờ. Câu thơ mang sắc thái táo bạo, dừ dội, pha chút chân thành, khỏng hề giấu diếm khát vọng tình yêu cúa mình. Bà là một tiêng thơ – có thể nói là sớm nhất của một người phụ nữ dã chủ động yêu và đòi quyền được yêu (Ờ thời phong kiến nam quyền xưa, vốn khinh rẻ phụ nữ. Người ta quen nhìn phụ nữ dưới vai trò yếu đuôi, thụ động).

Mở đầu bài thơ, hai cậu đề gợi ra một không gian bao la, mờ mịt từ bom thuyền ở nơi dòng sông đến khắp mọi chòm xóm, thôn làng. Người phụ nữ thao thức suốt những canh dài. Tiếng gà gáy “văng vẳng” trên bom thuyền từ xa đưa tới. Đêm dài chuyển canh, mịt mùng vắng lặng mới nghe thấy tiếng gà gáy “văng vẳng” như thế. Nghệ thuật lấy động (tiếng gà gáy) để diễn tả cái tĩnh lặng vắng vẻ của đêm dài nơi làng quê đã góp phần làm nổi bật tâm trạng "oán hận" của người phụ nữ thao thức suốt những canh trường. Nàng ngồi dậy, lắng tai nghe tiếng gà gáy sang canh, rồi “trông ra" màn đêm mịt mùng. Màn đêm như bủa vây người phụ nữ trong nỗi buồn cô đơn, oán hận:

“Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom,

Oán hận trông xa khắp mọi chòm”.

Hai câu 3, 4 trong phần thực, tác giả tạo ra hai hình ảnh “mõ thảm" và “chuông sầu" đốì nhau, hô ứng nhau, cực tả nỗi đau khổ, sầu tủi của riêng mình đang sống trong cảnh ngộ quá lứa lỡ thì, trắc trở trong tình duyên, vần thơ đầy ám ảnh. Phủ định để khẳng định tiếng "cốc" của “mõ thảm", tiếng “om” của “chuông sầu". Nữ sĩ đã và đang trải qua những đêm dài thao thức và cô đơn, đau cho nỗi đau của đời mình cô đơn như “mõ thảm”, chẳng ai khua “mà cũng cốc”, tủi cho nỗi tủi của riêng mình lẻ bóng chăn đơn như “chuông sầu" chẳng đánh “cớ sao om". Nỗi oán hận, đau buồn sầu tủi như thấm vào đáy dạ, tê tái xót xa, như đang toả rộng trong không gian “khắp mọi chòm", như kéo dài theo thời gian của những đêm dài. “Om” là tiếng tượng thanh, tiếng chuông sầu, cũng là gợi tả nỗi thảm sầu tê tái, đau đớn đến cực độ. Câu hỏi tu từ đã làm cho giọng thơ thảm thiết, xoáy sâu vào lòng người như một lời than, như một tiếng thở dài tự thương mình trong nỗi buồn ngao ngán:

“Mõ thảm không khua mà cũng cốc,

Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om?”

Có biết thời con gái, Hồ Xuân Hương đã có những vần thơ tươi xinh, phơi phới như “Thân em vừa trắng lại vừa tròn” (Bánh trôi nước), “Hai hàng chân ngọc duỗi song song” (Đánh đu),… ta mới thấy hết nỗi thảm sầu về bi kịch cô đơn của nữ sĩ được diễn tả tê tái trong hai câu trong phần thực này.

Lời than tự tình trong cô đơn được khơi sâu trong phần luận, để mà “rầu rĩ” thêm, giận hờn thêm cho duyên phận hẩm hiu:

“Trước nghe" đối với “sau giận"; “tiếng" hô ứng với “duyên”-, “rầu rĩ" là tâm trạng đối với “mõm mòm" là trạng thái. "Trước nghe nhưng tiếng…”, là những tiếng gì? – Tiếng của miệng thế? Hay tiếng gà văng vẳng gáy, tiếng “chuông sầu", tiếng "mõ thảm" đáng “cốc”, đang “om" trong lòng mình? Giữa cảnh khuya thao thức, càng nghe càng thêm “rầu rĩ", buồn tủi. Giữa lúc tàn canh thao thức, càng nghe càng “giận”, càng hờn về tình duyên bẽ bàng. Tình duyên của mình được ví với trái cây, không còn “má hây hây gió" (Xuân Diệu) nữa mà đã chín “mõm mòm", nghĩa là quá chín, đã nẫu đi! “Duyên mõm mòm" là duyên phận hẩm hiu, quá lứa lỡ thì! Trong câu thơ như có nhiều lệ, nhiều tiếng thở dài, vừa than thân trách phận, vừa buồn tủi về con đường tình duyên. Tiếng thơ tự tình của Hồ Xuân Hương là lời than tự thương mình, đồng thời thương cho những người đàn bà cùng cảnh ngộ đã luống tuổi mà vẫn cô đơn lẻ bóng: “Giật mình mình lại thương mình xót xa" (Truyện Kiều)

Phần kết xuất hiện một tứ thơ rất lạ. Như một sự thách đố với số phận, với duyên số. Nữ sĩ vẫn bướng bỉnh trước bi kịch cô đơn của mình khi “duyên để mõm mòm" rồi:

“Tài tử văn nhân ai đó tá!

Thân này đâu đã chịu già tom!"

Vừa nghi vấn, vừa cảm thán, hai câu kết đầy nghịch lí. Nữ sĩ như vẫn còn tin vào tài năng của mình có thể làm xoay chuyển được duyên phận, vẫn hi vọng tìm được bạn đời trăm năm trong đám tài tử văn nhân. Câu 6 nữ sĩ viết: “Sau giận vì duyên để mõm mòm", câu 8 bà lại viết: “Thân này đâu đã chịu già tom!”. “Già tom” nghĩa là rất già, già hẳn! Đó là một cách “nói cứng” thể hiện một thái độ “bướng bỉnh”, một bản lĩnh cứng cỏi trước ngang trái cuộc đời. Đọc chùm thơ “Tự tình” cũng như tìm hiểu cuộc đời của nữ sĩ, về mặt tình duyên, ta thấy hạnh phúc tình yêu chưa một lần mỉm cười với Xuân Hương. Bài thơ “Cảm cựu kiêm trình cần chánh học sĩ Nguyên Hầu" (Nhớ người cũ, viết gửi cần chánh học sĩ Nguyễn Du – tước hầu) như một bóng quang âm soi tỏ một “mảnh tình riêng” của “bà chúa thơ Nôm", giúp ta cảm nhận bài thơ “Tự tình" này:

“Dặm khách muôn nghìn nỗi nhớ nhung,

Mượn ai tới đấy gởi cho cùng.

Chữ tình chốc đã ba năm vẹn,

Giấc mộng rồi ra nửa khắc không.

Xe ngựa trộm mừng duyên tấp nập,

Phấn son cùng tủi phận long đong.

Biết còn mảy chút sương siu mấy,

Lầu nguyệt năm canh chiếc bóng chong "

Bài thơ “Tự tình" gieo vần “om”, 5 vần thơ, vần nào cũng hóc hiểm, tài tình: "bom-chòm-tìm-mòm-tom". Những vần thơ hóc hiểm ấy, một mặt thể hiện bút pháp điêu luyện, mặt khác đã tạo nên nhạc điệu, âm điệu như thắt, như nén lại cái “oán", cái “hận”, cái “ngang bướng” của một tâm trạng; một cá tính rất Xuân Hương. Duyên số và hạnh phúc tình yêu của người phụ nữ là nội dung đầy ám ảnh đối với mỗi chúng ta khi đọc bài thơ “Tự tình" này của Xuân Hương. “Tự tình" là tiếng than thân trách phận cho nỗi buồn cô đơn, về bi kịch tình yêu, là niềm khao khát hạnh phúc của người phụ nữ. Vì lẽ đó, “Tự tình" mang giá trị nhân bản sâu sắc

Câu hỏi trong lớp Xem thêm