2 câu trả lời
a. Hai câu đề
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn” câu thơ hiện lên bối cảnh không gian và thời gian
+ “Đêm khuya” khoảng thời gian tĩnh mịch nhất trong ngày, với người phụ nữ có chồng, lẽ ra đang say giấc nồng bên chồng con nhưng nhân vật trữ tình lại đối diện với chính mình. Đêm khuya cũng là thời gian làm người ta hồi tưởng lại quá khứ, suy nghĩ về tương lai và chợt nhận ra mình ở chính hiện tại.
+ “văng vẳng”, đây là âm thanh của trống canh dồn gõ nhịp thời gian, nó như khơi gợi, thôi thúc từng bước đi của thời gian thật vội vã, thật nhanh chóng, tuổi xuân cũng theo đó mà trôi qua, tình yêu hạnh phúc của người con gái cũng qua đi. Tiếng trống canh văng vẳng càng làm cho tâm trạng người phụ nữ cô đơn thêm rối bời.
Câu thơ “trơ cái hồng nhan với nước non” khắc sâu nỗi cô đơn, bẽ bàng, tủi hổ của người phụ nữ cho duyên số của mình.
+ Từ trơ được đảo lên đầu câu để nhấn mạnh sự cô đơn, trơ trọi theo đó là sự tủi hổ, bẽ bàng. “cái” là chỉ từ đi kèm với những vật dụng như cái ghế, cái bàn…ở đây nó lại đi kèm với từ chỉ vẻ đẹp của người phụ nữ “hồng nhan” điều đó cho thấy thân phận người phụ nữ đáng được trân trọng lại bị rẻ rúng, mỉa mai. Câu thơ không nhắc đến hai chữ “ bạc phận” nhưng ta vẫn thấm nỗi bạc phận của kiếp hồng nhan.
+ nhịp thơ đáng chứ ý: 1/3/3/ trơ/cái hồng nhan/với nước non như một tiếng nấc vừa uất nghẹn vừa chì chiết. Tác giả tự mạt sát cái thân phận của mình.
+ Không giống với người phụ nữ chỉ biết than thân trách phận, HXH cho thấy được sự mạnh mẽ và bản lĩnh ở ngay từ “trơ”, ngoài thể hiện sự trơ trọi, cô đơn, “trơ” còn là lời thách thức của tác giả với cuộc đời, với tạo hóa.
b. Hai câu thực
“chén rượu hương đưa say lại tỉnh” câu thơ gợi lên hình ảnh người phụ nữ lẻ loi trong đêm khuya, chỉ có chén rượu là tri kỉ.
+ khi đối diện với nỗi đau, nhất là sự cô đơn, con người thường mượn rượu để giải sầu, nhưng rượu càng cay thì sầu càng sầu. Người phụ nữ muốn mình say để quên những phiền muộn dù chỉ trong giây phút, nhưng càng uống càng tỉnh, rượu không đưa người lên cung mây mà làm người thêm bẽ bàng cho hiện thực.
+ “say lại tỉnh” là cái vòng luẩn quẩn của tạo hóa, tình duyên của nữ sĩ cũng trở thành trò đùa, đắng cay, chua chát.
Tin hot
Mgid
Cô gái kiếm 1,83 tỷ mỗi tháng bằng phương pháp quái đản! Xem thử
freetut
Wifi ở nhà quá chậm? Lập tức điều chỉnh router bằng mẹo này
Wifi boost
Cô gái kiếm 1,83 tỷ mỗi tháng dù ở nhà bằng phương pháp quái đản!
freetut
“vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” câu thơ tả cảnh nhưng gợi tình vì chính cảnh và tình là một. Câu thơ chứa đựng nghịch lý “vầng trăng bóng xế” trăng đã già nhưng “khuyết chưa tròn” trăng già lẽ đương nhiên đã qua thời kì viên mãn nhưng ở đây vầng trăng lại chưa một lần tròn đầy. Tuổi thanh xuân của nhà thơ cũng thế, tuổi xuân cứ qua đi mà nhân duyên còn chưa trọn vẹn.
Lời thơ là nỗi ê chế, chán chường trong sâu thẳm tâm hồn nữ sĩ.
c. Hai câu luận
“xiên ngang mặt đất rêu từng đám/đâm toạc chân mây đá mấy hòn” thiên nhiên trong hai câu luận mang tính cách mạnh mẽ của con người, đó là niềm phẫn uất muốn bức phá, muốn đạp đổ để được tự do.
+ “xiên ngang mặt đất”, “đam toạc chân mây” là hành động mạnh mẽ của những sinh vật tưởng chừng thấp bé, im lặng, cam chịu như rêu và đá.
+ Hai động từ “xiên, đâm” được đảo lên đầu để khẳng định thái độ phẫn uất không chấp nhận cam chịu của những thân phận thấp bé mà người phụ nữ chính là đối tượng được nói đến.
+ Không dừng lại ở sự phẫn uất, hai câu thơ còn là thái độ phản kháng của một tân hồn đầy sức sống mãnh liệt nhưng luôn chịu đựng sự bất công của cuộc đời.
d. Hai câu kết
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại/ mảnh tình san sẻ tí con con” thể hiện sự chán chường khi một lần nữa trở lại cùng nghịch cảnh.
+ “Ngán” tậm trạng chán chường đến tột độ, ngán ngẩm cho cuộc đời bất công và tạo hóa trớ trêu buộc má hồng vào vòng luẩn quẩn của hôn nhân.
+ “xuân” mang hai ý nghĩa, thứ nhất chỉ mùa xuân của trời đất, thứ hai chỉ tuổi trẻ, tuổi thanh xuân của người phụ nữ. Mùa xuân đất trời đi rồi lại đến, tan rồi lại hiệp nhưng mùa xuân của con người qua đi bao giờ trở lại “còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi”. Chính vì thế thi sĩ đau lại càng đau, tiếc lại càng tiếc. Hai từ “lại” trong câu thơ cũng mang hai nghĩa khác nhau. Lại thứ nhất nghĩa là thêm lần nữa, lại thứ hai là sự trở lại. Sự trở lại của mùa xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân.
Mảnh tình – san sẻ – tí – con con: dùng biện pháp tăng tiến, mảnh tình vốn đã chẳng nhiều lại còn đi san sẻ để lại ít ỏi “tí” cuối cùng chỉ được “con con”, thật sự đáng thương tội nghiệp.
Câu thơ nói riêng và bài thơ nói chung là tiếng lòng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, tuổi xuân thì ngắn ngủi nhưng họ phải phó mặt cho tạo hóa xoay vần, chẳng được hạnh phúc trọn vẹn dù “cố đấm ăn xôi”.