Phân tích 1 đoạn thơ em thích trong bài thơ tiểu đội xe không kính Giúp với ạ
2 câu trả lời
$#Chi$
Trong $7$ khổ thơ của bài, em vẫn thích nhất là khổ thơ $1$. Vì khổ thơ nói rõ được tại sao xe không có kính. Đó là vì bom của lính Mỹ từ trên trời thả xuống. Nhưng các chú bộ đội nước ta vẫn ung dung trong buồng lái để đi làm nhiệm vụ. Nhưng họ vẫn phải cảnh giác cao độ. Hết nhìn lên đất, nhìn trời rồi lại nhìn thẳng tới con đường đang tới. Qua khổ thơ $1$, em thấy được tin thần dũng cảm của các chú bộ đội. Cửa kính vỡ, mưa bom từ trên trời rơi xuống họ vẫn không sợ, điều đó cho thấy được một tinh thần dũng cảm và yêu nước.
$#Chúc bạn học tốt$
Qua hình ảnh độc đáo: những chiếc xe không kính, bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính đã khắc học nổi bật hình ảnh người lính lái xe ở Trường Sơn thời chống Mĩ. Với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam.
Hình ảnh độc đáo mà ta bắt gặp ngay từ nhan đề của bài thơ đó chính là những chiếc xe không kính.Trong cách định nghĩa của Phạm Tiến duật thì những chiếc xe không có kính là bởi chúng đã bị tàn phá bởi khói lửa của cuộc chiến tranh. Chúng vốn là những chiếc xe lành lặn, đầy đủ những phụ kiện đảm bảo cho chặng hành trình dài của những người lính lái xe nhưng nay chúng đã có một diện mạo mới lạ khi mất đi những tấm kính:
“Không có không phải xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”
Trong cách miêu tả “bom giật, bom rung” của Phạm Tiến Duật ta thấy được cái dữ dội của không khí chiến tranh. Đặt câu thơ vào trong hoàn cảnh sáng tác của bài thơ,đó chính là năm 1969- đây cũng là thời điểm mà cuộc chiến tranh chống Mĩ diễn ra khốc liệt nhất. Khốc liệt là vậy nhưng những người lính lái xe lại có cái nhìn đầy lạc quan, có phần hài hước. Nói về những chiếc xe không kín như một điều gì đó rất thú vị. Nổi bật lên ở khổ thơ này chính là tinh thần kiên cường, bất khuất cùng tư thế ung dung, lạc quan,làm chủ được mọi tình huống của những người lính lái xe.