Phần II . Trong tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ, nhà thơ Thanh Hải viết: . Ta là con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hoà ca Một nốt trầm xao xuyến . Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cao đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc, (Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục 2019, trang 56) . 1. Nêu ý nghĩa nhan đề bài thơ Mùa xuân nho nhỏ. Kể tên một văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có nhan để bắt đầu bằng từ “mùa xuân” và ghi rõ tên tác giả. . 2. Ở đoạn mở đầu của bài thơ, tác giả dùng từ tối (Tôi đưa tay tôi hứng) nhưng đến đoạn thơ này lại dùng từ ta. Hãy giải thích tại sao lại có sự thay đổi đó? . 3.Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật điệp ngữ có trong khổ thơ: Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cao đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc,
1 câu trả lời
1. Nêu ý nghĩa nhan đề bài thơ Mùa xuân nho nhỏ. Kể tên một văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có nhan để bắt đầu bằng từ “mùa xuân” và ghi rõ tên tác giả.
- Ý nghĩa nhan đề bài thơ Mùa xuân nho nhỏ : thể hiện nguyện ước của nhà thơ muốn làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của thiên nhiên, đất nước, của cuộc đời chung và khát vọng sống chân thành, cao đẹp của nhà thơ.
- Tên văn bản đó là : "Mùa xuân của tôi" - Vũ Bằng
2. Ở đoạn mở đầu của bài thơ, tác giả dùng từ tối (Tôi đưa tay tôi hứng) nhưng đến đoạn thơ này lại dùng từ ta. Hãy giải thích tại sao lại có sự thay đổi đó?
⇒ Vì:
+ Chữ tôi trong câu thơ “Tôi đưa tay tôi hứng” ở khổ thơ đầu thể hiện cảm xúc cá nhân của tác giả trước cảnh đẹp và sức sống của mùa xuân. Là cái tôi yêu thiên nhiên, rung động trước cái đẹp của đất trời.
+ Còn đến những khổ thơ sau, chữ “tôi” được tác giả thay bằng chữ “ta” để bày tỏ điều tâm niệm tha thiết, khao khát được sống cống hiến cho đời. Chữ “ta” để thể hiện khát khao không chỉ của riêng tác giả mà còn của nhiều người, nhiều cái “tôi” lí tưởng khác
3.Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật điệp ngữ có trong khổ thơ:
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cao đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
⇒ Biện pháp tu từ : điệp ngữ "Dù là..."
→ Tác dụng : làm cho người đọc không chỉ xúc động trước một giọng thơ ấm áp mà còn xúc động trước lời tâm sự thiết tha của một con người đã từng trải qua hai cuộc kháng chiến, đã cống hiến trọn cuộc đời và sự nghiệp cho cách mạng vẫn thiết tha được sống có ích cho cuộc đời chung.