PHẦN I. . Cho đoạn trích sau: . “Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước vừa khom người đưa tay đón chờ con. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng.Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài bên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ.” (Trích Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng) . Câu 1: Nhân vật "anh" và "con bé" trong đoạn trích trên là những ai? Tại sao trong đoạn trích trên, nhân vật con bé còn “ngơ ngác, lạ lùng” nhưng đến phần sau của truyện lại có sự thay đổi “Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”? . Câu 2: Xác định và gọi tên thành phần biệt lập có trong câu “Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.”? . Câu 3: Theo trình tự cốt truyện thì đoạn trích nằm ở tình huống nào? Ý nghĩa của tình huống này là gì? Theo em, chi tiết “vết thẹo dài bên má phải” của nhân vật “anh” trong truyện ngắn này có ý nghĩa như thế nào trong việc xây dựng cốt truyện và bộc lộ chủ đề? .
1 câu trả lời
Câu 1 :
-Nhân vật "anh" là ông Sáu và nhân vật "con bé" là bé Thu.
-Trong đoạn trích trên, nhân vật con bé còn “ngơ ngác, lạ lùng” nhưng đến phần sau của truyện lại có sự thay đổi “Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa” vì :
+Ban đầu bé Thu không nhận ra cha bởi hai cha con xa cách nhau 8 năm trời, bé Thu chỉ nhìn thấy cha qua một tấm ảnh và ngày gặp ba thì bé ông Sáu lại có vết thẹo trên mặt khiến khuôn mặt của ông khác so với trong ảnh $→$ bé thu còn "ngơ ngác, lạ lùng".
+Đến khi mà bé Thu nghe bà ngoại trò truyện và giải thích thì bé Thu đã hiểu được và không còn ngang bướng như trước "“Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”.
Câu 2 :
-Thành phần biệt lập : thành phần biệt lập tình thái : chắc .
Câu 3 :
- Theo trình tự cốt truyện thì đoạn trích nằm ở tình huống thứ nhất (hay đầu truyện) : hai cha con ông Sáu gặp nhau sau 8 năm trời xa cách nhưng thật trớ trêu thay bé Thu không nhận ông Sáu làm cha đến khi bé Thu nhận ra thì cũng là lúc hai cha con phải chia tay, ông Sáu trở lại chiến khu.
-Ý nghĩa của tình huống : bộc lộ tình cảm sâu sắc, mãnh liệt của bé Thu dành cho cha của mình.
-Theo em, chi tiết “vết thẹo dài bên má phải” của nhân vật “anh” trong truyện ngắn này có ý nghĩa trong việc xây dựng cốt truyện và bộc lộ chủ đề :
+Chi tiết "vết thẹo dài bên má phải" có ý nghĩa vô cùng quan trọng , nối kết các tình huống trong truyện làm câu truyện trở lên kịch tính, làm câu truyện lên đến đỉnh điểm cũng vừa là thắt nút câu truyện và mở nút câu truyện : vết thẹo đã khiến bé Thu không nhận ra ông Sáu làm cha, xa cách, lảng tránh ông để đến khi được bà giải thích thì bé Thu nhận ra ba và vô cùng căm thù bọn giặc . $→$Tính cách, thái độ của em thay đổi hoàn toàn không còn bướng bỉnh như ban đầu thay vào đó em lại rất yêu thương cha.
+Chi tiết "vết thẹo dài bên má phải" còn là chi tiết quan trọng khẳng định tình yêu thương cha sâu nặng , mãnh liệt của bé Thu .
+Không những vậy chi tiết "vết thẹo" còn là lời hàm ẩn, tố cáo , lên án chiến tranh đã chia cắt cha con ông Sáu và gây ra cho bao gia đình Việt Nam.
$⇒$Chi tiết này góp phần làm nổi bật chủ đề của tác phẩm "Chiếc lược ngà" . Nếu không có chi tiết này thì việc xây dựng cốt truyện và bộc lộ chủ đề sẽ không thể phát triển hoặc nó có thể phát triển theo một chiều hướng khác .