Phần 4 Câu 1. Cuối thế kỉ XIX, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của các nước thực dân phương Tây trừ A. In-đô-nê-xi-a B. Phi-lip-pin C. Xiêm D.Việt Nam Câu 2. Giữa thế kỉ XIX, các nước Đông Nam Á tồn tại dưới chế độ xã hội nào? A. Chiếm hữu nô lệ B. Tư sản C. Phong kiến D. Xã hội chủ nghĩa Câu 3. Giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang trong giai đoạn như thế nào? A. Mới hình thành B. Bước đầu phát triển C. Phát triển thịnh đạt D. Khủng hoảng triền miên Câu 4. Những nước nào trong khu vực Đông Nam Á không bị các nước thực dân phương Tây xâm lược? A. Việt Nam B. Thái Lan C. Inđônêxia D. Malaixia Câu 5. Cuối thế kỉ XIX, hầu hết các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của A. thực dân phương Tây B. thực dân Âu - Mĩ C. Thực dân Anh D. Thực dân Pháp Câu 6. Cuộc khởi nghĩa nào mở đầu phong trào chống Pháp của nhân dân Cam-pu-chia? A. Khởi nghĩa của A-cha-xoa B. Khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha C. Khởi nghĩa của Pu-côm-pô D. Khởi nghĩa của Ong kẹo và Com-ma-đam Câu 7. Chủ trương mở cửa buôn bán với bên ngoài của Xiêm bắt đầu đề ra từ A. vua Ra-ma III B. vua Ra-ma IV C. vua Ra-ma V D. vua Ra-ma VI Câu 8. Tính chất của cuộc cải cách Ra-ma V là A. cách mạng dân chủ tư sản triệt để B. cách mạng dân chủ tư sản không triệt để C. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới D. cách mạng vô sản Câu 9. Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp hoàn thành quá trình xâm lược các nước nào ở Đông Nam Á ? A. Thái Lan, Việt Nam, Cam-pu-chia. B. Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào, Thái Lan. C. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia. D.Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Xingapo. Câu 10. Thực dân Pháp tính đến việc thôn tính Lào khi nào ? A. Sau khi xâm chiếm Thái Lan và Cam-pu-chia. B. Sau khi đã hoàn thành bình định quân sự Việt Nam, Campuchia. C. Khi tiến hành xâm lược Việt Nam và Campuchia. D. Khi xâm chiếm xong hàng loạt các nước Đông Nam Á. Câu 11. Giữa thế kỉ XIX, vương quốc Xiêm đứng trước sự đe dọa xâm lược của nước nào ? A. Anh, Pháp, Mĩ B. Anh, Pháp, Tây Ban Nha C. Mĩ, Hà Lan, Pháp D. Anh, Pháp. Câu 12. Triều đại nào của vương quốc Xiêm đã theo đuổi chính sách đóng cửa ngăn cản thương nhân giáo sĩ phương Tây vào Xiêm A. Triều đại Ra-ma B. Triều đại Ra-ma IV C. Triều đại Ra-ma V D. Tất cả các triều đại trên Câu 13. Trước tình hình các nước Đông Nam Á, các nước thực dân phương Tây có hành động gì? A. Đầu tư vào Đông Nam Á B. Thăm dò xâm lược C. Giúp đỡ các nước Đông Nam Á D. Mở rộng và hoàn thành việc xâm lược. Câu 14. Cuộc khởi nghĩa lớn và kéo dài nhất gây cho Pháp nhiều khó khăn là A. Khởi nghĩa của A-cha-xoa B. Khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha C. Khởi nghĩa của Pu-côm-pô D. Khởi nghĩa của Ong kẹo và Com-ma-đam Câu 15. Nguyên nhân nào dưới đây không phải là nguyên nhân thất bại của phong trào đấu tranh chống Pháp ở Lào và Campuchia ? A. Cuộc khởi nghĩa nổ ra lẻ tẻ, rời rạc B. Các cuộc khởi nghĩa không nhận được sự ủng hộ của nhân dân C. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và khoa học D. Thực dân Pháp còn mạnh Câu 16. Sau cuộc cải cách của vua Ra-ma V, thể chế chính trị của Xiêm là A. quân chủ chuyên chế B. quân chủ lập hiến C. thành lập nền cộng hòa D. chế độ trung lập Câu 17. Vì sao cuối thế kỉ XIX Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được nền độc lập ? A. Chính sách ngoại giao mềm dẻo khôn khéo của vua Ra-ma V B. Do cải cách chính trị của vua Ra-ma IV C. Do Xiêm đã bước sang thời kì tư bản chủ nghĩa D. Do Xiêm được sự giúp đỡ của Mĩ Câu 18. Cuộc cải cách Ra-ma V gọi là cuộc cách mạng tư sản vì A. lật đổ hoàn toàn chế độ phong kiến B. do giai cấp vô sản lãnh đạo C. mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển D. tiếp tục duy trì chế độ quân chủ chuyên chế Câu19. Nguyên nhân nào dưới đây không phải là nguyên nhân các nước đế quốc xâm lược và tranh chấp thuộc địa ? A. Thuộc địa là nơi đầu tư, tiêu thụ hàng hóa chính quốc. B. Nơi cung cấp nguyên liệu, nguồn nhân công rẻ mạt. C. Thuộc địa có vị trí thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán. D. Vì các nước đế quốc cần nguyên liệu để phát triển kinh tế. Câu 20. Mở đầu cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp của nhân dân Lào là cuộc khởi nghĩa nào ? A. Khởi nghĩa do Ong Kẹo chỉ huy B. Khởi nghĩa của Com-ma-đam C. Khởi nghĩa của Pa-chay D. Khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc Câu 21. Đầu thế kỉ XX, ở Đông Nam Á có những giai cấp mới ra đời? A. Nông dân và công nhân B. Địa chủ và nông dân C. Công nhân và tư sản D. Tư sản và nông dân
1 câu trả lời
1.C Xiêm.
2.C Phong kiến.
3.D Khủng hoảng triền miên.
4.B Thái Lan.
5.A Thực dân phương Tây.
6.B Khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha.
7.C Vua Ra-ma V.
8.B Cách mạng dân chủ tư sản không triệt để.
9.C Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
10.C Khi tiến hành xâm lược Việt Nam và Campuchia.
11.D Anh, Pháp.
12.A Triều đại Ra-ma.
13.D Mở rộng và hoàn thành việc xâm lược.
14.D Khởi nghĩa của Ong kẹo và Com-ma-đam.
15.B Các cuộc khởi nghĩa không nhận được sự ủng hộ của nhân dân.
16.B Quân chủ lập hiến.
17.A Chính sách ngoại giao mềm dẻo khôn khéo của vua Ra-ma V.
18.C Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
19.C Thuộc địa có vị trí thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán.
20.D Khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc.
21.C Công nhân và tư sản.
Câu hỏi trong lớp
Xem thêm