P3 Câu 1. Liệt kê những phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Rút ra nhận xét về phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc thời kỳ này. Câu 2. Trình bày nguyên nhân bùng nổ, mục tiêu đấu tranh của cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc. Câu 3. Nêu kết quả của cách mạng Tân Hợi. Vì sao gọi cuộc cách mạng này là cuộc cách mạng dân chủ tư sản không triệt để? Câu 4. Xác định tính chất của cách mạng Tân Hợi cần dựa vào yếu tố nào? Nêu ý nghĩa lịch sử của cách mạng Tân Hợi 1911 ở Trung Quốc. Câu 5. Từ sự thất bại của cuộc Duy Tân Mậu Tuất ở Trung Quốc, sự thành công của cải cách Minh Trị ở Nhật Bản, theo em 1 cuộc cải cách muốn thành công phải dựa vào yếu tố nào? P4 Câu 1. Nêu quá trình xâm lược của các nước đế quốc ở Đông Nam Á? Câu 2. Trình bày các biện pháp cải cách của vua Ra-ma V? Những cải cách của vua Ra-ma V có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của Xiêm? Câu 3. Nêu những nét chính về tinh hình các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX? Câu 4. Vì sao Xiêm là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á vẫn giữ được nền độc lập? Câu 5. Em có nhận xét gì về hình thức đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
1 câu trả lời
Câu 1:
Cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc (1851 - 1864)
Cuộc vận động Duy Tân năm Mậu Tuất (1898)
Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)
Câu 2:
Nguyên nhân: Ngày 9 - 5 - 1911, chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt”, thực chất là trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc, bán rẻ quyền lợi dân tộc. Sự kiện này đã châm ngòi cho cách mạng Tân Hợi bùng nổ.
Mục tiêu: đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa.
Câu 3:
Kết quả:
- Đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
- Có ảnh hưởng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.
Cách mạng Tân Hợi được xem là cuộc cách mạng tư sản không triệt để, vì:
- Chưa thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến.
- Không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược.
- Chưa giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
Câu 4:
Tính chất: cách mạng dân chủ tư sản không triệt để.
Ý nghĩa:
- Cách mạng Tân Hợi là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản, đã lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế Mãn Thanh, thành lập Trung Hoa Dân quốc, tạo điều kiện cho nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa ở Trung Quốc phát triển.
- Cách mạng Tân Hợi có ảnh hưởng lớn đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, trong đó có Việt Nam.
- Tuy nhiên, cách mạng còn nhiều hạn chế, đó là:
+ Không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc.
+ Không tích cực chống phong kiến đến cùng.
+ Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.