Ông nằm vật trên giường vắt tay lên trán nghĩ ngợi vẩn vơ. Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm việc với anh em. Ô, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra. Cũng hát hỏng, bông phòng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hằn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá… Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa ? Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm. Chao ôi ! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá.. câu 1: Nhân vật được nói đến trên đoạn trích là ai? Nhân vật đang trong hoàn cảnh nào? câu 2: Phân tích giá trị của phép điệp và phép liệt kê trong đọa trích câu 3: Giải thích từ "Bông phèn, khướt", so sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa hai từ "miên man" và "mê man" "Ồ", "Chao ôi" là thành phần biệt lập cảm thán hay câu cảm thán? vì sao? Những từ đó là lời của ai? Có ý nghĩa là gì? câu 5: Điều gì khiến ông lão cảm thấy "náo nức hẳn lên"? Lẽ ra nhớ làng như vậy, nhân vật rất muốn về làng nhưng ở phần sau của truyện nhân vật lại có suy nghĩ: "Về làm gì cái làng ấy nữa" từ đó em hiểu gì về nhân này?
1 câu trả lời
#mikan2k2127m7jTbw
Câu 1: Nhân vật ông lão được nói đến trong đoạn trích trên là: Ông Hai “ Ông lão” đang trong hoàn cảnh: Ông lo sợ, không dám ra khỏi nhà, không dám trò chuyện với ai. Đó là tâm lý gò xé khiến ông sợ hãi, không khí gia đình cũng nặng nề, u ám cho nên ông nghĩ về quá khứ – cái lúc mà ông vẫn còn ở làng chợ Dầu, được làm việc với anh em dường như là niềm vui của ông. Ông nghĩ về lúc đó là để quên đi cái buồn rầu trong lòng ông hiện tại.
Câu 2: Điệp từ ” ông ” nhấn mạnh những tâm trạng của ông Hai khi về nhà. Liệt kê: những tâm trạng, hoạt động của ông khi xưa lúc ở làng chợ Dầu.
Câu 3:
Giải thích: 'Bông phèn': nói đùa một cách dễ dãi, không cần có ý nghĩa.
' Khướt': có 2 nghĩa: +, Mệt lắm, vất vả lắm, lâu lắm
+, Từ biểu thị mức độ rất cao của một tính chất, trạng thái. Ở đây dùng với nghĩa thứ nhất.
So sánh: Hai từ “miên man và mê man”:
+, Giống nhau: Đều nói về một việc làm hoặc suy nghĩ nào đó kéo dài trong một thời gian
lâu, hết sức tập trung.
+, Khác nhau: hai từ có sắc thái khác nhau: “mê man” là biểu hiện của sự say sưa, thích
thú của người làm việc hoặc suy nghĩ, còn “ miên man” là một suy nghĩ hoặc việc làm
kéo dài.
– “Ồ” là thành phần biệt lập cảm thán vì đó là một thành phần trong câu “Ồ , sao mà độ ấy vui thế”
– “Chao ôi!” là câu cảm thán vì “Chao ôi!” là một câu riêng biệt .
– Những từ đó là lời của ông Hai
→ Ý nghĩa : Bộc lộ cảm xúc , nỗi nhớ làng da diết của ông Hai .
Câu 5:
– Ông lão cảm thấy “náo nức hẳn lên” vì ông chợt nhớ lại những kỉ niệm vui vẻ với những người cùng làng.
– Lẽ ra nhớ làng như vậy, nhân vật sẽ rất muốn về làng nhưng ở phần sau của truyện, nhân vật lại có suy nghĩ: “Về làm gì cái làng ấy nữa.” vì : Phần sau của câu chuyện , ông nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc , tuy yêu làng nhưng ông Hai có nhận thức đúng đắn . Tình yêu nước , yêu cách mạng đã khiến ông hận cái làng phản quốc này .
– Từ đó , em thấy được : Ông Hai là một người nông dân trong kháng chiến với tình yêu làng , yêu nước mãnh liệt , một lòng trung thành với cách mạng .
CHO MÌNH GỬI CHÚC BN HC TỐT! NHỚ VOTE CHO MÌNH 5 SAO VÀ CÂU TL HAY NHẤT NHA:33