Ở Việt Nam tạo ra con lai kinh tế bằng cách nào ?
2 câu trả lời
Đáp án:
Ở Việt Nam, đã sử dụng bò đực hoặc tinh của bò đực Holstein Fnesian (viết tắt là HF hay bò Hà Lan, hay bò Lang trắng đen) để phối giống cho đàn cái nền lai Sind tạo ra con lai đời 1 có 1/2 máu bò HF, gọi là F1 HF. Điểm nổi bật của con lai F1 HF này là năng suất sữa có thể đạt 2500– 3000 kg/chu kì 300 ngày, sinh sản tốt, thích nghi rộng với nhiều vùng khí hậu nóng ẩm, dễ nuôi, yêu cầu đầu tư kĩ thuật và quản lý thấp. Sau đó một lần nữa sử dụng tinh đực Hà Lan để phối cho cái F1 HF tạo ra con lai có 3/4 máu bò HF gọi là bò lai F2 HF tuy nhiên bò F2 chưa đáp ứng được mong muốn. Nhìn chung, Việt Nam đã tạo ra đàn cái lai 3 máu sản xuất sữa (bò Vàng Việt nam, bò Red Sindhi và bò Holstein Friesian). Con lai F1 và F2 HF được nuôi rộng rãi ở những vùng nóng (Miền Đông Nam Bộ) và đóng góp đến 90% tổng sản lượng sữa sản xuất trong nước. Giờ đây sản xuất sữa không còn bó hẹp vào đàn bò thuần HF số lượng nhỏ và chỉ nuôi được ở vùng cao nguyên
Giải thích các bước giải:
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
Trong công tác giống, các giống mới thường được hình thành bằng con đường lai tạo vì những giống gốc ban đầu ít nhiều có pha máu giữa nhiều giống. Việc tạo ra các sản phẩm thịt, trứng, sữa, lông… phần lớn qua lai tạo. Việc lai tạo đã có ảnh hưởng tốt đến sản lượng và chất lượng của sản phẩm (Trần Đình Miên và Nguyễn Văn Thiện, 1995). Hiện nay, để tăng năng suất vật nuôi, trong công tác giống người ta thường cho lai tạo. Theo Trần Đình Miên (1981), lai tạo nhằm mục đích lay động tính tiềm ẩn sẵn có trong từng cá thể, từng dòng, từng giống, phát huy những bản chất di truyền tốt của con lai nên những tổ hợp lai mới có năng suất cao hơn, hiệu quả chăn nuôi tốt hơn.
Bên cạnh đó, mục đích của lai tạo còn nhằm sử dụng hiện tượng sinh học quan trọng đó là ưu thế lai (Heteorosis) làm cho sức sống của con vật, sức miễn kháng đối với bệnh tật và các tính trạng kinh tế được nâng cao, đồng thời thông qua các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của tổ hợp lai, ưu thế lai làm căn cứ cho việc chọn lọc giống gia súc (Lê Đình Lương và Phan Cự Nhân, 1994).