Ở nước ta, loại hình du lịch nào sau đây thu hút nhiều nhất du khách trong nước và quốc tế? A: Du lịch sinh thái. B: Du lịch thể thao. C: Du lịch an dưỡng. D: Du lịch biển - đảo. 2 Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết hồ Trị An ở Đông Nam Bộ nằm ở tỉnh nào sau đây? A: Đồng Nai. B: Bà Rịa - Vũng Tàu. C: Bình Phước. D: Tây Ninh. 3 Trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của đồng bằng sông Cửu Long, ngành chiếm tỉ trọng cao nhất là A: sản xuất vật liệu xây dựng. B: sản xuất hàng tiêu dùng. C: cơ khí nông nghiệp. D: chế biến lương thực, thực phẩm. 4 Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết các trung tâm công nghiệp nào sau đây ở Đồng bằng sông Cửu Long có cùng quy mô? A: Sóc Trăng, Cần Thơ. B: Long Xuyên, Sóc Trăng. C: Cần Thơ, Mỹ Tho. D: Mỹ Tho, Cà Mau. 5 Vùng sản xuất lúa lớn nhất nước ta là A: đồng bằng sông Hồng. B: đồng bằng sông Cửu Long. C: đồng bằng Thanh Hóa. D: đồng bằng ven biển miền Trung. 6 Tỉnh có thế mạnh để phát triển du lịch biển ở Đông Nam Bộ là A: Bình Dương. B: Tây Ninh. C: Bình Phước. D: Bà Rịa – Vũng Tàu. 7 Số hòn đảo lớn nhỏ thuộc vùng biển nước ta là A: 3000. B: 2000. C: 1000. D: 4000. 8 Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết các trung tâm công nghiệp nào sau đây ở Đông Nam Bộ có cả cảng biển và sân bay? A: Biên Hòa, Thủ Dầu Một. B: Vũng Tàu, Biên Hòa. C: TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu. D: Thủ Dầu Một, Vũng Tàu. 9 Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước do nguyên nhân nào sau đây? A: Dân cư có trình độ thâm canh cao. B: Diện tích đất phù sa lớn nhất cả nước. C: Hệ thống thủy lợi hoàn thiện. D: Khí hậu nóng ẩm, lượng mưa lớn. 10 Nhà máy nào sau đây ở Đông Nam Bộ sản xuất điện và phân đạm? A: Thủ Đức. B: Trị An. C: Thác Mơ. D: Phú Mĩ. 11 Vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc đẩy mạnh phát triển cây công nghiệp ở Đông Nam Bộ là A: thay đổi cơ cấu cây trồng. B: đẩy mạnh chế biến sản phẩm. C: trồng và bảo vệ vốn rừng. D: giải quyết vấn đề thuỷ lợi. 12 Đồng bằng sông Cửu Long tiếp giáp Campuchia ở phía nào? A: Đông bắc. B: Tây nam. C: Tây. D: Bắc. 13 Khoáng sản vô tận ở vùng biển nước ta là A: dầu khí. B: titan. C: muối. D: cát trắng. 14 Đông Nam Bộ có kiểu khí hậu đặc trưng là A: nhiệt đới. B: cận nhiệt đới gió mùa. C: cận xích đạo nóng ẩm. D: nhiệt đới nóng khô. 15 Đông Nam Bộ có thế mạnh phát triển ngành đánh bắt hải sản chủ yếu do A: có nhiều cánh rừng ngập mặn ven biển. B: ít chịu ảnh hưởng của bão. C: thị trường tiêu thụ rộng lớn. D: nằm gần các ngư trường lớn. 16 Hai loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở Đông Nam Bộ là A: đất phù sa và đất ferlit. B: đất badan và đất xám phù sa cổ. C: đất badan và đất feralit. D: đất xám và đất phù sa. 17 Cho biểu đồ lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của một số địa phương. image (Nguồn: Niên giám thống kê Việt nam năm 2017, NXB Thống kê 2018) Nhận xét nào sau đây không đúng với biểu đồ trên? A: TP. Hồ Chí Minh có cân bằng ẩm thấp nhất do có lượng bốc hơi cao nhất. B: Lượng bốc hơi tăng từ Bắc vào Nam, Hà Nội có lượng bốc hơi thấp nhất. C: Hà Nội có lượng mưa thấp nhất, nhưng cân bằng ẩm khá cao. D: Huế có lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm cao nhất. 18 Hai vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta là A: Đông Nam Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ. B: Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. C: đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. D: đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. 19 Hệ thống đảo ven bờ của nước ta phân bố tập trung nhiều nhất ở vùng biển của các tỉnh nào sau đây? A: Quảng Bình, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Bình Thuận. B: Thanh Hóa, Quảng Nam, Bình Định, Cà Mau. C: Nam Định, Nghệ An, Ninh Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu. D: Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Kiên Giang. 20 Khó khăn về tự nhiên đối với phát triển kinh tế xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long không phải là A: khoáng sản hạn chế. B: gió mùa Đông Bắc. C: đất nghèo chất dinh dưỡng. D: mùa khô kéo dài.
2 câu trả lời
1. D
2. A
3. D
4. C
5.B
6. D
7.A
8. D
9.B
10.D
11. D
12. D
13.C
14. C
15. D
16. A
17. ( ???? k có biểu đồ)
18. C
19. D
20. B
1,a 2,b 3,d 4,a
5,b 6,d 7,d 8,a
9,b 10,c 11,b 12,c
13,c 14,a 15,a 16,b
18,c 19,d 20,d
Câu hỏi trong lớp
Xem thêm