Ở một loài thực vật, cho lai hai cây bí thuần chủng quả bầu dục với nhau. F1 thu được toàn cây quả tròn. Cho F1 tự thụ phấn được F2 phân li theo tỷ lệ 272 cây bí quả tròn: 183 cây bí quả bầu dục: 31 cây bí quả dài. Nếu chọn ngẫu nhiên hai cây bí quả tròn ở F2 giao phấn với nhau.Tính theo lý thuyết thì xác suất xuất hiện bí quả dài ở F3 là bao nhiêu? biết không xảy ra đột biến.

2 câu trả lời

Bài làm 

Xét tỉ lệ kiểu hình ở F2:

272 cây bí quả tròn: 183 cây bí quả bầu dục: 31 cây bí quả dài = 9 : 6 : 1

→ Đây là tỉ lệ đặc trưng của quy luật tương tác bổ sung 9 : 6 : 1.

Vậy gen quy định dạng quả là 2 gen phân li độc lập tương tác bổ sung quy định.

Chúc bạn may mắn ???

Xét tỉ lệ kiểu hình ở F2:

272 cây bí quả tròn: 183 cây bí quả bầu dục: 31 cây bí quả dài = 9 : 6 : 1

→ Đây là tỉ lệ đặc trưng của quy luật tương tác bổ sung 9 : 6 : 1.

Vậy gen quy định dạng quả là 2 gen phân li độc lập tương tác bổ sung quy định.

Quy ước: A_B_ - quả tròn; aaB_, A_bb - quả bầu dục; aabb - quả dài.

Cây F1 tạo F2: 9 : 6 : 1 nên F1 có kiểu gen là AaBb.

F1: AaBb x AaBb

→ Tỉ lệ kiểu gen các cây bí quả tròn ở F2 là:

$\frac{1}{9}$AABB : $\frac{2}{9}$AaBB : $\frac{2}{9}$AABb : $\frac{4}{9}$AaBb

Chỉ có lấy 2 cây AaBb lai với nhau mới tạo quả dài aabb

Xác suất thu được quả dài ở F3 là: $\frac{4}{9}$ x $\frac{4}{9}$ x $\frac{1}{16}$ = $\frac{1}{81}$

Câu hỏi trong lớp Xem thêm