Những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của con người

2 câu trả lời

* Những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của con người: 

- Khám sức khỏe định kì 

- Tập thể dục thể thao , yoaga

- Phát triển dân số hợp lý

- Đẩy mạnh phát triển kinh tế đất nước

- Xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng 

- Tạo công ăn việc làm cho nhân dân 

Đáp án:

“Chất lượng” có lẽ là một trong những từ được nhắc đến nhiều nhất trong các văn kiện tại Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Chỉ riêng Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đọc tại Đại hội có 163 lần nhắc đến từ này. “Chất lượng” đi cùng với các cụm từ như “chất lượng cuộc sống”, “chất lượng nguồn nhân lực”, “chất lượng lãnh đạo”, “chất lượng hoạt động (của các ngành)”, “chất lượng nền kinh tế”, “chất lượng tăng trưởng”, “chất lượng tổ chức đảng và đảng viên”, “chất lượng cán bộ”, “chất lượng môi trường”… Trong đó, văn kiện đã 5 lần nêu cụm từ “chất lượng cuộc sống”.   

Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ Thành phố (lần thứ 2) cũng có đến 127 lần nhắc đến từ “chất lượng”. Trong đó, có 9 lần dự thảo nhắc đến “chất lượng sống” hoặc “chất lượng cuộc sống”.

Có thể nói, với việc nhắc nhiều đến vấn đề chất lượng của các thành tố phát triển nói chung, đến chất lượng sống nói riêng, các Đại hội đã đặt yêu cầu về chất lượng các mặt của đời sống xã hội ở nước ta nói chung và TPHCM nói riêng phải được nâng lên một tầm cao hơn, đảm bảo tốt hơn, căn cơ hơn, bền vững hơn. Tất cả những điều đó có lẽ cũng chỉ nhằm vào một mục tiêu lớn hơn, tổng quát hơn là nâng cao chất lượng cuộc sống.

Đặt ra vấn đề chất lượng nói chung và chất lượng sống hay chất lượng cuộc sống nói riêng, các Đại hội đã nhìn nhận rõ ràng rằng, trong thực tế, chất lượng cuộc sống của một bộ phận đông đảo dân cư hiện nay có những thách thức không nhỏ. Đó là vấn đề chất lượng tăng trưởng chưa bền vững; chất lượng và hiệu quả quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực còn chưa ngang tầm nhiệm vụ và chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế; chất lượng của đội ngũ cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng có lúc có nơi còn chưa thể hiện được tính tiên phong, gương mẫu, chưa phát huy được năng lực lãnh đạo quần chúng; điều kiện sống cụ thể của nhân dân ở một số vùng, địa phương còn những khó khăn, hạn chế như thiếu nước sinh hoạt, thiếu điện sản xuất, kẹt xe, ngập nước, ô nhiễm môi trường; vấn đề văn hóa – đạo đức xã hội cũng có những lỗ hổng, những thách thức không nhỏ, nếu không muốn nói là có dấu hiệu xuống cấp; việc ứng phó với thiên tai, dịch bệnh có lúc có nơi còn bị động…

Những hạn chế về chất lượng cuộc sống đó có xu hướng lan rộng và phức tạp hơn. Đảng ta đã nhìn nhận ra thực trạng này nhưng trong chừng mực nào đó, đã chưa có biện pháp ngăn chặn và đẩy lùi có hiệu quả. Vì vậy, tiếp tục đặt vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống là một chủ trương đúng đắn và phù hợp với tình hình thực tế.

Xin đề xuất một số biện pháp nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng sống của người dân:

Thứ nhất, quán triệt trong cán bộ, đảng viên của toàn bộ hệ thống chính trị phải luôn đặt lợi ích của nhân dân lên hàng đầu trong quá trình thực thi nhiệm vụ, chức trách của mình. Cần quán triệt, khơi gợi tinh thần “hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”, thực sự “vì hạnh phúc của nhân dân” trong cán bộ, công chức, đảng viên để trong mỗi hành vi, tham mưu, đề xuất của mình đều quan tâm đến lợi ích của nhân dân. Từ đó, chất lượng cuộc sống của nhân dân có được sự quan tâm, chăm chút, bảo vệ. Tức là, giải quyết chất lượng sống của người dân phải đi từ giải quyết chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, đảng viên, chất lượng hoạt động, điều hành của các tổ chức đảng và các cơ quan hành chính. Đây chính là điều mà dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội XI của Đảng bộ thành phố đã nhấn mạnh: “Không ngừng tu dưỡng, rèn luyện, giữ gìn phẩm chất, đạo đức, lối sống, gương mẫu đi đầu, tận tụy với công việc, tự giác học tập, nâng cao trình độ, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị”.

Thứ hai, từng ngành, từng địa phương phải chủ động rà soát xem ở lĩnh vực, địa bàn mình còn những vấn đề, những hạn chế gì có thể ảnh hưởng đến chất lượng sống của người dân và tìm cách khắc phục, tháo gỡ ngay. Những vấn đề vượt quá tầm của địa phương thì nhanh chóng báo cáo lên cấp trên để có biện pháp xử lý kịp thời. Đây là điều mà Đại hội XI của Đảng bộ Thành phố đã nêu trong dự thảo Báo cáo chính trị: “Chú trọng xem xét, tháo gỡ các vướng mắc, giải quyết kịp thời các khó khăn, kiến nghị của nhân dân”.

Thứ ba, nâng cao chất lượng và hiệu quả các chính sách an sinh xã hội. Các chính sách về giáo dục, y tế, môi trường, giao thông… cần quan tâm đến nhu cầu và lợi ích thiết thực của người dân hơn. Chẳng hạn, khi chủ trương hạn chế phương tiện giao thông cá nhân để giảm ùn tắc giao thông và giảm ô nhiễm môi trường thì phải tính đến nhu cầu đi lại của người dân trong điều kiện kinh tế nhất định của mỗi vùng, mỗi địa phương; tức là phải đồng thời tăng chất và số lượng của hệ thống giao thông công cộng, tăng chất lượng kiểm tra, xử lý các hành vi gây ô nhiễm môi trường…

Thứ tư, gắn nâng cao chất lượng cuộc sống với hạnh phúc của nhân dân. “Vì hạnh phúc nhân dân” là một cụm từ mới xuất hiện ở dự thảo Báo cáo chính trị của Đại hội XI Đảng bộ Thành phố, là một mục tiêu rất nhân văn và sâu sắc. Có thể thấy, chất lượng cuộc sống tuy có nội hàm cả về mặt vật chất lẫn tinh thần nhưng suy cho cùng, chất lượng đó đạt đến đâu là thể hiện qua sự hài lòng của người dân, được định tính bằng cảm nhận qua yếu tố hạnh phúc. Tức là làm sao để người dân cảm thấy thỏa mãn, hài lòng.

Tóm lại, chất lượng cuộc sống là một đòi hỏi chính đáng của người dân và luôn biến động theo từng điều kiện cụ thể. Dù vậy, khi gắn với mục tiêu “vì hạnh phúc nhân dân” thì chất lượng cuộc sống chính là sự đáp ứng một cách tốt nhất các nhu cầu của người dân trong điều kiện cho phép. Đây nên xem là điều mà Đại hội Đảng cũng như đại hội các tổ chức đảng cần quan tâm, hướng tới.

 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
2 lượt xem
1 đáp án
14 giờ trước