nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm, nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi ,nhóm nổi xôi gạo mới sẽ chung vui ,nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ câu 2 a trong các từ nhóm trên từ nào dùng với nghĩa gốc ,từ nào được dùng với nghĩa chuyển, b giải thích nghĩa gốc nghĩa chuyển của từ nhóm trong đoạn thơ, c nêu hiệu quả nghệ thuật của điệp từ nhóm trong đoạn thơ trên (giúp mình với ạ mình đang cần gấp

2 câu trả lời

"Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

  Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi

  Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

  Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ"

Câu 2.

a,

- Trong các từ "nhóm" trên, từ được dùng với nghĩa gốc: từ "nhóm" đầu tiên.

- Từ được dùng với nghĩa chuyển: ba từ "nhóm" còn lại

b,

- Nghĩa gốc của từ "nhóm": làm cho lửa bén vào một vật gì đó dễ cháy như giấy,...để đun nước, nấu cơm,...

- Nghĩa chuyển của từ "nhóm": khơi gợi những kỉ niệm đẹp của hình ảnh bếp lửa trong lòng tác giả

c,

- Hiệu quả nghệ thuật của điệp từ "nhóm" trong đoạn thơ trên: tăng sức gợi hình, gợi cảm, giàu giá trị diễn đạt. Đồng thời,nhấn mạnh tình yêu thương vô bờ của người bà dành cho người cháu; nhóm lên tình làng nghĩa xóm, nhóm dậy trong người cháu những khát vọng tuổi thơ

-Điệp từ "nhóm"

-Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: "nhóm niềm yêu thương...", "nhớm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ"

-Biện pháp liệt kê "bếp lửa, khoai sắn, nồi xôi gạo,"

Tác dụng:

-Tạo nhịp điệu thiết tha cho đoạn thơ

-Khẳng định hình ảnh bếp lửa đã ăn sâu vào kí ức của người cháu, gắn bó với biết bao kỉ niệm với bà 

-Khẳng định sự tần tảo của người bà

-Thể hiện tình cảm yêu quý và nỗi nhớ nhung của người cháu dành cho bà

Câu hỏi trong lớp Xem thêm