nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng Trung Quốc (1937-1945) là chống lại

2 câu trả lời

1. Cuộc kháng chiến chống Nhật của nhân dân Trung Quốc (1937 - 1945)

Ngày 7-7-1937, quân đội Nhật tấn công bất ngờ vào Lư Cầu Kiều ở ngoại ô phía nam Bắc Bình (Bắc Kinh), mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc trên quy mô cả nước. Lịch sử Trung Quốc chuyển sang thời kì mới: thời kì kháng chiến chống Nhật (1937 - 1945).

Không đầy một tháng sau vụ Lư Cầu Kiều, Bắc Kinh, Thiên Tân đều rơi vào tay Nhật. Đến tháng 3-1938, Hoa Bắc bị chiếm gần hết. Ở Hoa Trung, tháng 11-1937, mất Thượng Hải; tháng 12, Nam Kinh bị chiếm. Đến tháng 10-1938, Vũ Hán, Quảng Châu đều rơi vào tay Nhật.

Mười ngày sau khi Nhật Bản tấn công, ngày 17-7-1937 Tưởng Giới Thạch mới chính thức tuyên bố kháng chiến chống Nhật. Nhưng trên thực tế, chính quân Quốc dân đảng đã không tích cực kháng chiến chống Nhật mà thực hiện chính sách “tọa sơn quan hổ đấu” (ngồi trên núi xem hổ đánh nhau) với âm mưu dùng phát xít Nhật để tiêu diệt cách mạng Trung Quốc, đồng thời dùng lực lượng cách mạng Trung Quốc để làm suy yếu Nhật Bản. Quân đội tưởng Giới Thạch từng bước rời bỏ trận địa và cuối cùng, tập trung tại khu vực Tây Nam Trung Quốc để bảo toàn lực lượng. Đại bản doanh của Tưởng Giới Thạch được dời về Trùng Khánh, một thành phố ở thượng lưu sông Dương Tử.

Trong khi quân Quốc dân đảng rút lui thì lực lượng vũ trang của Đảng Cộng sản ở vùng Tây Bắc (lúc này, được đổi tên là Bát lộ quân – đạo quân thứ tám) và lực lượng vũ trang của Đảng Cộng sản vùng Hoa Nam được gọi là Tân tứ quân (Quân đoàn thứ tư mới), đã thực hiện hiện phương châm độc lập tự chủ tiến hành chiến tranh nhân dân, tiến vào vùng hậu địch, phát động nhân dân mở rộng chiến tranh du kích, lập nhiều khu căn cứ địa chống Nhật. Hơn 30.000 bát lộ quân vượt Hoàng Hà tiến về Hoa Bắc, 12.000 tân tứ quân tiến về phía bắc và nam Trường Giang. Cuối tháng 9-1937, sư đoàn 115 của Bát lộ quân đã đánh thắng trận lớn đầu tiên tại Bình Hình quan (SơnTây), tiêu diệt hơn 3000 quân tinh nhuệ của địch, cổ vũ niềm tin của nhân dân cả nước vào thắng lợi của cuộc kháng chiến.

Trong những năm kháng chiến chống Nhật (1937-1945), nhân dân trung Quốc đã tiến hành cuộc đấu tranh cực kì gian khổ vì sự sống còn của dân tộc mình, đồng thời góp những cống hiến to lớn vào cuộc chiến tranh chống phát xít của nhân dân các nước trên thế giới. Nhân dân Trung Quốc đã phải đương đầu với đại bộ phận quân Nhật, đồng minh mạnh nhất của phát xít Đức, làm tiêu hao và tiêu diệt một bộ phận lớn quân Nhật, góp phần cùng các nước đồng minh đánh bại phát xít Nhật.

Phong trào Dân chủ ở Đông Dương là phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc do Đảng Cộng sản Đông Dương phát động. Phong trào có sự liên kết rộng rãi với quần chúng qua tổ chức Mặt trận Dân chủ Đông Dương. Kèm theo đó là sự ủng hộ của các đảng phái, nhân sĩ, trí thức

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Đọc đoạn trích sau: Thời gian có thể chữa lành mọi vết thương, chấn chỉnh mọi sai sót, và biến mọi lỗi lầm thành tài sản. Song, nó chỉ thích chơi với những ai có thể giết chết sự trì hoãn và biết hướng đến các mục tiêu cụ thể với mục đích rõ ràng. Cứ mỗi giây phút trôi qua, khi đồng hồ gõ đều để rút dần khoảng cách là khi thời gian đang chạy đua với từng người. Trì hoãn đồng nghĩa với thất bại, bởi không ai có thể lấy lại được thời gian đã mất – dù chỉ một giây. Hãy tiến về phía trước với sự quả quyết và đúng lúc, rồi thời gian sẽ yêu mến bạn. Nếu bạn lưỡng lự hay đứng yên, thời gian sẽ loại bạn ra khỏi cuộc chơi. Cách duy nhất để tiết kiệm thời gian là sử dụng nó một cách khôn ngoan. Hãy cho tôi biết bạn sử dụng thời gian nhàn rỗi như thế nào và tiêu tiền ra sao, tôi sẽ cho bạn biết mười năm nữa bạn là ai và đang ở đâu. Ngày hôm nay là ngày quan trọng nhất. Đừng chờ đợi ngày mai. Hãy sống trọn vẹn cho hôm nay. Đừng để sự lo lắng, thất vọng, tức giận hay hối hận… xuất hiện trong ngày hôm nay của bạn. Tất cả đều đã thuộc về quá khứ hoặc chỉ xảy đến trong tương lai. Hãy làm việc thật nghiêm túc và sống có trách nhiệm với chính cuộc sống của mình. (Trích “Không gì là không thể” – George Matthew Adams, Thu Hằng dịch) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2: Theo tác giả, đâu là ý nghĩa của thời gian ?

3 lượt xem
2 đáp án
10 giờ trước