Nhận xét về hai bài thơ 'Cảnh khuya' và 'Rằm tháng riêng 'của hồ chí minh, có ý kiến cho rằng: "Hai bài thơ đã cho thấy vẻ đẹp tâm hồn Bác:đó là sự hoà hợp thống nhất giữa tâm hồn nghệ sĩ với cốt cách của người chiến sĩ" Bằng hiểu biết của em về hai bài thơ , hãy làm sáng tỏ ý kiến trên ( Chỉ viết mở bài và kết bài) Lưu ý:mở bài phải đưa ý kiến nhận định vào mở bài để dẫn dắt vào đề

1 câu trả lời

 Dàn ý

A. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Giới thiệu nhận định

- Dẫn dắt vấn đề

B. Thân bài 

1. Giải thích

 - Tâm hồn nghệ sĩ: là tâm hồn của con người có tình yêu tha thiết, sống giao hòa với thiên nhiên, có những rung cảm tinh tế trước vẻ đẹp của thiên nhiên.

 -  Cốt cách chiến sĩ

2. Bàn luận

a. Cốt cách của người chiến sĩ

- Luôn có lòng yêu nước nồng nàn, hi sinh tuổi thanh xuân của bản thân vì lý tưởng, độc lập, tự do của quê hương, đất nước. 

- sự ung dung, lạc quan, luôn tin vào một tương lai tốt đẹp của bác. 

b. Tâm hồn nghệ sĩ

- Sự say mê, đắm chìm trong cảnh thiên nhiên, đất nước. 

- Sự rung cảm trước cảnh đẹp thiên nhiên, khắc hoạ thiên nhiên qua ngòi bút, câu từ mộc mạc, giản dị, quen thuộc. 

 C. Kết bài

  - Đánh giá chung

  - Suy nghĩ của bản thân

Bài làm kham khảo nè:3

Không khó để những ai thích thơ Hồ Chí Minh thấy trăng là một đề tài rất đẹp trong thơ Người. Từ nhà tù của Tưởng Giới Thạch, Trăng là bạn, hay khi trở thành lãnh tụ của Cách mạng Việt Nam, Trăng vẫn ở bên để chia sẻ tâm tư. Năm 1947 và 1948, chiến tranh chống Pháp bùng nổ ác liệt, đất nước loạn lạc, Bác vẫn tận dụng thời gian nghỉ ngơi để viết nên những vần thơ độc đáo Ánh trăng vẫn thanh thoát, thơ mộng. Chúng ta có thể đặt tên bài thơ này là “Cảnh khuya” và “Rằm tháng Giêng”.

Bài thơ Cảnh khuya là một tác phẩm được tác giả viết ở Chiến khu Việt Bắc. Đây là một bài thơ bảy chữ rất súc tích, đúng như văn phong thường thấy của Bác. Bốn khổ thơ được chia làm hai phần: nửa đầu tả cảnh, nửa sau tả tình cảm của nhà thơ. Hai dòng thơ ngắn gọn nhưng thật sinh động, âm hưởng và hình ảnh đủ khiến người đọc hình dung ra một không gian thơ mộng trong đêm trăng miền Bắc. Trong sự tĩnh lặng ấy, tiếng suối chảy róc rách như bản nhạc thanh tao. Lời thơ được làm sinh động bằng lối hát ví như tiếng suối reo. Tiếng đàn của thiên nhiên sánh với tiếng hát của con người, ấm áp và gần gũi. Tiếng hát thơ bay bổng, ngân nga đẹp đẽ, lay động lòng người. Tôi thích những cảnh thiên nhiên trong thơ Bác hơn, vì mọi thứ cứ hòa quyện, quyện vào nhau, thật hữu tình. Từ “lồng” làm cho trăng, cây cổ thụ và hoa như hòa nhập, cùng nhau tô điểm nên một bức tranh tuyệt vời và xúc động. Người đọc thực sự nhận thấy tình yêu thiên nhiên sâu sắc của Bác, và cũng cảm nhận tình yêu đó trong tâm hồn mình. Hai câu sau, thi sĩ đột nhiên như ngỏ lời tâm sự, có thể thấy cái tứ thơ bất ngờ thú vị ở đây. Bác so sánh "cảnh khuya như vẽ" để cùng ta ngợi ca cảnh đẹp, cứ tưởng rằng vẻ đẹp đó là nguyên nhân khiến tâm hồn nghệ sĩ thao thức, "người chưa ngủ". Thì điệp khúc "người chưa ngủ" lặp thêm một lần và thêm lời lý giải rằng đêm nay mất ngủ là do "lo nỗi nước nhà". Đến đây, ta đã cảm thông tâm trạng của Người. Trong cái đêm đẹp như tranh vẽ này, Bác vẫn đầy nỗi trăn trở bởi lo âu vận mệnh nước nhà. Trái tim vĩ đại của Người từng nhịp đập, đều đập vì quê hương đất nước. Đọc bài thơ ngắn gọn, ta cảm nhận được bao điều lớn lao đến vậy!

Đến với bài thơ "Rằm tháng giêng", ta một lần nữa cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh, và còn thấy được cả những nét độc đáo khác trong thơ Bác. Ý thơ, thi liệu đều rất cổ điển, cách giới thiệu thời gian "nguyên tiêu" (Rằm tháng giêng) và sự miêu tả cái tròn đầy của "nguyệt chính viên" đem lại cho người đọc một cảm xúc yêu mến trước vầng trăng tròn vạnh tỏa sáng cả đêm xuân, và thấy trước mắt mình một "rằm xuân lồng lộng trăng soi". Đêm rằm có gì độc đáo, ấy là điệp từ "xuân" khiến câu thơ chan hoà sắc xuân: sông xuân, nước xuân và cả một trời xuân lai láng. Phải chăng ánh trăng chính là ánh xuân bao phủ khắp thế gian... Thật đúng là "Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân"! Có thể nói, tư thế của nhà thơ có nét đẹp vừa cổ điển, vừa hiện đại. Cổ điển bởi tình yêu và sự đắm say nét đẹp thiên nhiên, và hiện đại bởi bên cạnh tư thế của một thi sĩ là hình ảnh một người chiến sĩ lúc nào cũng canh cánh việc dân việc nước (đàm quân sự). Người chiến sĩ cách mạng ấy làm việc không quản ngày đêm, mà vẫn giữ được một tâm hồn dạt dào xúc cảm khi "Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền". Cuộc sống vất vả và hiểm nguy trong kháng chiến bỗng chốc nhẹ tênh bởi câu thơ đẹp, trăng và người lại một lần nữa gắn bó với nhau như bạn bè tri kỷ.

Chất "Tình" và chất "Thép" hoà quyện cho ta thấy vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh. Đặt hai bài thơ trong sự so sánh, nét chung giữa chúng là ở chất cổ điển thể hiện ở thể thơ thất ngôn tứ tuyệt với những hình ảnh cổ điển mang vẻ đẹp độc đáo, bộc lộ tình yêu thiên nhiên và yêu đất nước. Bên cạnh đó, hai bài thơ cũng có những nét độc đáo riêng.

Bài thơ Cảnh khuya thể hiện sự giao hoà của vạn vật và nỗi trăn trở việc nước của Bác. Còn bài thơ Rằm tháng giêng là bức tranh đẹp đầy sắc xuân và tâm trạng say mê, thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên của nhà thơ. Mỗi bài thơ là một vẻ đẹp riêng trong phong cách tài hoa của nhà thơ Hồ Chí Minh. Có thể nói, đọc thơ Bác là đi tới một thế giới nghệ thuật bình dị mà sâu sắc.

Hai bài thơ "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng" là hai tác phẩm như thế, ngắn gọn mà độc đáo, đọng lại trong tâm hồn độc giả bao xúc cảm tinh khôi. Thế hệ trẻ đọc thơ Bác cũng là để trái tim được bồi đắp thêm tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.