Nghị luận về câu tục ngữ : Đi một này đàng học một sàng khôn ( VIẾT RA VỞ NHA , KO THÌ AI MÀ LÀM RỒI THÌ CHỤP LUÔN CHO TÔI CX ĐƯỢC )
1 câu trả lời
Chào em, em tham khảo gợi ý:
Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam, có nhiều câu nói lên kinh nghiệm, phương pháp học tập rất phong phú, trong đó “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” là một ví dụ điển hình. Nhưng đi như thế nào để thu được một “sàng khôn” mới là điều đáng nói.
Trước tiên, chúng ta nên tìm hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ. “Đi một ngày đàng” chỉ việc đi tới những nơi xa lạ, khác với chỗ sống hàng ngày. “Sàng” là dụng cụ để sàng lọc, chọn lấy hạt to, hạt tốt. “Sàng khôn” cũng hiểu như vậy, ý nói sự chắt lọc, thu lượm được nhiều điều hay, những kiến thức mới, bổ sung thêm hiểu biết cho bản thân. Đồng thời, câu tục ngữ cũng nói lên ước mơ của ông cha ta xưa - người nông dân quanh năm, ngày tháng chỉ biết ruộng đồng, lũy tre, con trâu, cái cày,... Họ mong được đi, được mở mang đầu óc của mình: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, bởi đó chính là cơ hội tiếp xúc với bên ngoài, giao lưu, học hỏi. Chẳng thế mà có câu:
Đi cho biết đó biết đây,
Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn.
Đó cũng nhằm khuyến khích chúng ta đi đây đi đó để thu nhập vốn sống. Ngoài việc học kiến thức lí thuyết trong sách vở, ở trường, ở lớp,... việc học ở thực tế xã hội cũng rất quan trọng. Tuy vậy, không phải cách đi nào cũng mang lại lợi ích. Ở đây, cần có ý thức nâng cao trí tuệ, say mê tìm tòi, học tập thì mới có kết quả tốt đẹp. Ngược lại, nếu thiếu tinh thần học hỏi, sẽ biến việc đi lại thành ra vô nghĩa, mệt thân, vất vả mà chẳng được ích lợi gì. Từ đó, chúng ta thấy rằng, điều cốt yếu không phải là đi nhiều, đi ít mà mỗi con người, cần có ý thức tiếp thu cái hay, cái đẹp ngoài xã hội để làm mình trở nên hoàn thiện hơn. Trong cuộc sống, ai cũng cần kiến thức, và cũng có rất nhiều cách học, phương pháp học khác nhau, nhưng quả thực, kinh nghiệm đúc rút từ câu tục ngữ trên rất có ý nghĩa. Bước ra đường đời, không phải lúc nào cũng áp dụng câu tục ngữ một cách công thức, lí thuyết, mà nhiều khi cách xử lí lại nằm ở vốn sống thực tế. Bởi vậy, chỉ có đi lại, học hỏi, mới có những kiến thức, vốn liếng như thế.
Nhìn vào, nhiều người dễ lầm tưởng câu tục ngữ và nhận định của bạn trái ngược, nhưng thực chất nó lại bổ sung cho nhau. Chúng đều mang ý nghĩa khích lệ ta chịu khó, tích cực học hỏi ngoài đời.
Đối với học sinh, sinh viên, quan điểm trên càng trở nên có giá trị, bởi trong tương lai, đó là những chủ nhân tương lai của đất nước, cần có cách xử lí, ứng dụng thông minh trong thực tế. Bởi vậy, câu tục ngữ cũng như ý kiến của bạn kia đều là bài học quý giá cho mỗi chúng ta.