nghị luận về câu ăn quả nhớ kẻ trồng cây,ko copy ạ

2 câu trả lời

Dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay luôn giữ gìn được những truyền thống tốt đẹp, một trong số đó là lối sống tình nghĩa. Điều đó được thể hiện qua câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Câu tục ngữ là lời khuyên mà ông cha ta đã dành cho con cháu về lòng biết ơn đối với những thế hệ đi trước, những người đã cho ta ‘trái ngọt’. Ăn một bữa cơm ngon phải nhớ đến người làm ra hạt gạo thơm ngon; mặc một chiếc áo đẹp phải nhớ tới người đã thêu dệt nên nó hay đạt được những giải thưởng cao quý phải biết ơn những người đã dạy dỗ mình. Vậy nên, ta có thể nói đây là một đạo lý hoàn toàn đúng đắn, bởi lẽ không gì tự nhiên mà có. Nhỏ bé như chiếc bút, cái bàn hay lớn lao như nền hòa bình, độc lập mà ta đang tận hưởng… Điều đó đều là bắt nguồn từ một quá trình lao động miệt mài và thậm chí là có cả sự hy sinh xương máu, tính mạng của thế hệ cha anh đi trước.

bn kham khảo nhé : Trong cuộc sống, đạo đức là một yếu tố rất quan trọng, nó thể hiện sự văn minh, lịch sự, nếp sống, tính cách, và phần nào có thể đánh giá được phẩm chất, giá trị bản thân con người. Và có rất nhiều mặt để đánh giá đạo đức, phẩm chất của con người. Một trong số đó là sự biết ơn, nhớ ghi công lao mà người khác đã giúp đỡ mình. Đó cũng là một chân lí thiết thức trong đời thường. Chính vì vậy ông cha ta có câu : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhân văn sâu sa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta. Câu tục ngữ này mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Điều đó được ẩn dụ nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có. Đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ những bát cơm dẻo tinh trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra, một hạt lúa vàng chín giọt mồ hôi mà. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó. Những di sản văn hoá nghệ thuật, những thành tựu độc đáo sáng tạo để lại cho con cháu. Còn nhiều, rất nhiều những công trình vĩ đại nữa mà thế hệ trước đã làm nên nhằm mục đích phục vụ thế hệ sau. Tất cả, tất cả cũng đều là những công sức lớn lao, sự tâm huyết của mỗi người dồn lại đã tạo nên một thành quả thật đáng khâm phục để ngày nay chúng ta cần biết ơn, phục hồi, tu dưỡng, phát triển những di sản đó. Những lòng biết ơn, kính trọng không phải chỉ là lời nói mà còn cần hành động để có thể thể hiện được hết ân nghĩa của ta. Đó chính là bài học thiết thực về đạo lí mà mỗi con người cần phải có. Lòng nhớ ơn luôn mang một tình cảm cao đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Nó giáo dục chúng ta cần biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những anh hùng vĩ đại đã hi sinh, lấy thân mình, mồ hôi xương máu để bảo vệ nền độc lập cho đất nước, giữ vững bình yên vùng trời Tổ quốc cho chúng ta có những năm tháng sống vui sống khoẻ và có ích cho xã hội, phần để thực hiện đúng trách nhiệm, bổn phận của chúng ta, phần vì không hổ thẹn với những người ngã xuống giành lấy sự độc lập. Có ai hiểu được rằng, một sự biết ơn được thể hiện như một đoá hoa mai ửng hé trong nắng vàng, một lòng kính trọng bộc lộ như một ánh sao đêm sáng rọi trên trời cao. Đó là những cử chỉ cao đẹp, những hành động dù chỉ là nhỏ nhất cũng đều mang một tấm lòng cao thượng. Những người có nhân nghĩa là những người biết ơn đồng thời cũng biết giúp đỡ người khác mà không chút tính toan do dự. Chính những hành động đó đã khơi dậy tấm lòng của biết bao nhiêu con người , rồi thế giới này sẽ mãi là một thế giới giàu nhân nghĩa Tóm lại câu tục ngữ trên giúp ta hiểu được về đạo lí làm người. Lòng tôn kính, sự biết ơn không thể thiếu trong mỗi con người, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay. Chúng ta luôn phải trau dồi những phẩm chất cao quý đó, hãy biết rèn luyện, phấn đấu bằng những hành động nhỏ nhất vì nó không tự có trong mỗi chúng ta. Chúng ta cần phải biết ơn những người đã có công dẫn dắt ta trong cuộc sống nhất là đối với những người trực tiếp giúp đỡ chỉ bảo ta như cha mẹ, thầy cô. Bài học đó sẽ mãi là một kinh nghiệm sống ẩn chứa trong câu tục ngữ trên và nó có vai trò, tác dụng rất lớn đối với cuộc sống trên hành tinh này.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

MICROWAVING Microwaving is a method of cooking where food is bombarded by microwaves, usually within an appliance called a microwave oven which excite the water, fat and sugar molecules, thereby heating (cooking) both the outside and center of the food at the same time. (1)………………… (A common myth is that a microwave oven cooks from the center of the food outward. This appears to happen because heat generated at the surface escapes more readily from the surface of the food into the surrounding air.) One advantage of microwaving is that small amounts of food can be heated very quickly, making it useful for reheating leftovers. The disadvantage is that food which is microwaved does not undergo some of the chemical reactions, such as browning, which makes the food visually attractive. Primitive microwave ovens often do not cook evenly, leading to a concern that bacteria easily killed by more traditional cooking methods may survive the quick cooking time in "cold spots", though the food item as a whole is cooked to a safe average temperature. (2) …… Some high-end microwave ovens are combined with a convection oven which basically cook the food using microwave and hot air simultaneously to achieve both the fast cooking time and browning effect. (3) ………………… However microwave ovens are used in some fast food chains and special microwave bags are available for cooking fowl or large joints of meat. Professional chefs generally recommend using microwaves for a limited set of tasks, including: melting fats (such as butter) and chocolate, cooking grains like oatmeal and grits, cooking rice, thawing frozen meats and vegetables before cooking by other methods and quickly reheating already-cooked foods. Using a microwave to boil water is potentially dangerous, due to superheating. In a microwave, water can be raised quickly to a temperature above the boiling point before major bubbles form, especially if it is purified and in a very clean glass vessel. (4) ………………… This effect is rare, even for scientists who try to deliberately recreate it, and any seed whatsoever for boiling is likely to prevent the problem. Boiling water with, for instance, a teabag already in it will prevent any dangers by providing a seed, as will using a mug that is not perfectly clean. The risk greatly increases when water has already been boiled once in the same container. This situation can occur if the user of the oven boiled the water once, forgot about it, then came back later to boil it again. The first time the water boils, the seed bubbles (microscopic bubbles of air around which larger steam bubbles grow) are used up and largely eliminated from the water as it cools down. When the water is heated again, the lack of seed bubbles causes superheating, and a risk of a steam explosion when the water's surface is disturbed. Placing something in the water before heating can mostly alleviate this risk. If you are planning to mix something with the water, say tea or hot chocolate, adding it before heating will insure that the water boils. Otherwise, placing a wood object, for instance a chopstick, in the water before heating will also work. Care should be taken when removing heated water from a microwave. Make sure that the hands are protected from possible liquid boil-over, place the container on a level, heat-proof surface and stir liquid with a warm spoon. Also, never add powdered substances (such as instant coffee or cocoa mix) to the container taken from the microwave, due to the addition of all those seed bubbles and the potential for violent, spontaneous boiling. (5) ………………… Metal objects, such as metal utensils, in a microwave oven can lead to dangerous situations. Metals do not absorb microwaves effectively. Instead, metals reflect microwaves, thereby preventing the latter from reaching the food. (6) ………………… Thin metal layers, such as metal foil and mugs with metal trim can melt or burn due to the strong electrical currents that are generated in metal objects. However, small solid metal objects, such as spoons, in combination with a large amount of absorbing food or liquid, normally do not lead to problems. This article is licensed under the GNU Free Documentation License. It uses material from the Original Wikipedia article.

5 lượt xem
1 đáp án
5 giờ trước