nêu ý nghĩa cách mạng tháng mười nga 1917 phân tích ý nghĩa cách mạng tháng mười nga đối với việt nam
2 câu trả lời
Ý nghĩa lịch sử Cách mạng tháng Mười Nga :
- Với nước Nga.
+ Đập tan ách áp bức, bóc lột của phong kiến, tư sản, giải phóng công nhân và nhân dân lao động.
+ Đưa công nhân và nông dân lên nắm chính quyền, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Với thế giới:
+ Làm thay đổi cục diện thế giới.
+ Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới.
*Ý nghĩa:
-Đối với nước Nga:
+Làm thay đổi vận mệnh nước Nga và số phận hàng triệu con người Nga.
+Đưa nhân dân lao động lên nắm quyền.
+Thiết lập nhà nước Xã hội Chủ Nghĩa đầu tiên trên thế giới.
-Đối với thế giới:
+Có những thay đổi lớn lao.
+Để lại nhiều bài học quý gia cho giai cấp vô sản.
+Tạo điều kiện cho phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cộng sản và công dân ở nhiều nước trên thế giới.
-Ngày 05/6/1911, Nguyễn Tất Thành-Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh rời Tổ quốc sang phương Tây tìm đường cứu nước.
-Qua cuộc sống thực tiễn, nghiên cứu các cuộc cách mạng trên thế giới, nhất là cách mạng tư sản Pháp và Mỹ, Người đánh giá cao các cuộc cách mạng này, nhưng khẳng định: Đây là cuộc cách mạng "chưa tới nơi", tức là chính quyền vẫn còn nằm trong tay giai cấp tư sản, giai cấp công nhân, nông dân và nhân dân lao động vẫn còn bị áp bức, bóc lột. Cách mạng Việt Nam không thể đi theo con đường này.
-Năm 1917, Cách mạng tháng Mười Nga thành công, Nguyễn Tất Thành đã tin tưởng, hướng theo con đường Cách mạng tháng Mười.
-Năm 1919, với tên mới là Nguyễn Ái Quốc, Người đã gửi tới Hội nghị Vecxai bản "yêu sách" đòi quyền lợi cho dân tộc Việt Nam.
-Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin. Người đã tìm thấy trong Luận cương của Lê-nin lời giải đáp về con đường giải phóng cho nhân dân Việt Nam, về vấn đề thuộc địa trong mối quan hệ với phong trào cách mạng thế giới,... Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác-Lênin.
-Tháng 12/1920, tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp ở thành phố Tua (Tours, Pháp), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.