Nêu tình huống truyện (tác dụng) và giải thích nhan đề 3 văn bản Làng,lặng lẽ Sa Pa,chiếc lược ngà
2 câu trả lời
*Nhan đề Lặng lẽ Sapa
+Sapa là mảnh đất lặng lẽ và thơ mộng
+Lặng lẽ sapa là 1 nhan đề giàu chất thơ vừa gợi lên vẻ đẹp của thiên nhiên vừa giàu ý nghĩa
+Nhan đề góp phần khắc họa vẻ đẹp của những con người lao động, cống hiến thầm lặng
+Nhan đề gửi gắm tư tưởng: đằng sau vẻ lặng lẽ là những con người ngày đêm miệt mài chăm chỉ cống hiến cho đất nước
*Tình huống truyện: tự nhiên là cuộc gặp gỡ của ông họa sĩ, cô kĩ sư trên chuyến tàu lên sapa với anh thanh niên
-->cơ hội thuận tiện để khắc họa bức chân dung nhân vật 1 cách tự nhiên, làm nổi bật vẻ đẹp nhân cách
*Nhan đề Làng
-Làng là danh từ chung chỉ đơn vị cư trú, là nơi gần gũi, gắn bó, nơi sinh ra và lớn lên
-Nhan đề Làng cho thấy truyện hướng đến chủ đề quê hương đất nước
-Làng là nhan đề ngắn gọn, cô đúc và gói gọn tình yêu làng mở rộng là tình yêu quê hương đất nước
-Không đặt cụ thể là làng chợ dầu vì đã khai thác 1 tình cảm bao trùm, phổ biến của con người trong thời kì kháng chiến
*Tình huống truyện
+Ông Hai nghe tin làng theo giặc-1 tình huống độc đáo, tạo sự đối nghịch giữa tin làng theo giặc và tình yêu, lòng tự hào về làng quê
--> tình huống tạo nên thắt nút câu truyệ, góp phần thúc đẩy mạch chuyện phát triển, tạo mâu thuẫn để thể hiện sự xung đột tâm lí của nhân vật từ đó làm nổi bật tình yêu làng, yêu nước, góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm
* Nhan đề chiếc lược ngà
-Là vật ông sáu dồn tất cả tình yêu và nỗi nhớ dành tặng bé Thu, ông hi sinh khi chưa kịp trao cho con, là kỉ vật thiêng liêng sâu nặng
-Nhan đề cô đúc mà giàu ý nghĩa đã góp phần thể hiện tư tưởng tác phẩm: ngợi ca tình cha con thắm thiết và sâu nặng
*Tình huống truyện
-TH1: Hai cha con gặp lại nhau nhưng bé Thu không chịu nhận cha
-TH2: ở khu căn cứ, ông sáu dồn hết tình yêu vào chiếc lược ngà dành tặng con
-->Tác dụng: bộc lộ tình cảm mãnh liệt giữa cha và con và làm nổi bật tình cảm cha con sâu nặng, thắm thiết trong hoàn cảnh éo le
*LÀNG
-Tình huống truyện : đó là khi ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc ,tình huống truyện đối nghịch với tình cảm tự hào mãnh liệt về làng Chợ Dầu của ông Hai. Khác với suy nghĩ về một làng quê '' Tinh thần cách mạng lắm '' của ông
=> Tác dụng : tạo tâm lí, chi tiết này rất hợp lí, xét mặt nghệ thuật nó tạo nên một nút thắt cho câu chuyện, gây mâu thuẫn về tâm lí của ông Hai
-nhan đề: Kim Lân đặt tên truyện là “Làng” (chứ không phải là “Làng Chợ Dầu”) vì truyện đã khai thác một tình cảm bao trùm, phổ biến trong tâm hồn người dân Việt Nam thời kì kháng chiến
* LẶNG LẼ SA PA
- Tình huống truyện: cuộc gặp gỡ tình cờ giữa anh thanh niên với ông họa sĩ và cô gái qua lời giới thiệu của bác lái xe
=> xây dựng, miêu tả cảm nhận qua nhân vật khác
- Nhan đề : + vẻ đpẹ lặng lẽ, khiêm nhường lên thơ của Sa Pa
+ ẩn sâu đó là vẻ đẹp giản dị, khiêm nhường và sự cống hiến thầm lặng
* CHIẾC LƯỢT NGÀ
-Tình huống truyện: được xây dựng trên 2 tình huống cơ bản
+ TH 1: đó là cuộc gặp gỡ của hai cha con ông sáu tám năm xa cách, nhưng thật trớ trêu là bé Thu k nhận ra cha, đến lúc nhận ra thì ông k còn nữa
+ TH 2: ở khu căn cứ, ông sáu dồn tất cả tình yêu thương và lòng mong nhớ đứa con vào việc làm cây lượt ngà để tặng con nhừn ông đã hy sinh khi chưa kịp trao món quà ấy cho con gái
- nhan đề : +Chiếc lược ngà là biểu tượng của tình phụ tử, là tình cảm mà ông Sáu dành cho con tình cảm ấy cao cả hơn cả cái chết, bất tử với thời gian.
+Chiếc lược ngà còn là niềm thương nhớ dạt dào, tấm lòng yêu con vô bờ bến đều được gửi vào chiếc lược ấy. Nó là lời hứa, là niềm tin mà ông Sáu đặt vào.