Nêu tiểu sử ông Phạm Nhật Vượng, chủ tịch tập đoàn vingroup.

2 câu trả lời

  • Họ & tên: Phạm Nhật Vượng
  • Ngày sinh: 5 tháng 8, 1968
  • Quốc tịch: Việt Nam
  • Dân tộc: Kinh
  • Nơi sinh: Hà Nội
  • Quê gốc: Hà Tĩnh
  • Nổi tiếng như: Doanh nhân, tỉ phú đô la đầu tiên của Việt Nam
  • Cha mẹ: Phạm Nhật Quang (cha)
  • Vợ: Phạm Thu Hương
  • Các con: Phạm Nhật Minh Hoàng, Phạm Nhật Quân Anh, Phạm Nhật Minh Anh
  • Học vấn: Đại học Thăm dò Địa chất LB Nga (1992), Trường Đại học Mỏ – Địa chất
  • Tài sản: 7,9 tỷ USD ( ngày 12/3/2019)
  • Phạm Nhật Vượng là một doanh nhân và tỷ phú, hiện là Chủ tịch tập đoàn Vingroup. Ông được xem là tỷ phú đô la Mỹ đầu tiên trên sàn chứng khoán Việt Nam từ ngày 7 tháng 3 năm 2011 với giá trị tài sản lên đến khoảng 21.200 tỷ đồng Việt Nam tương đương 1 tỷ đô la Mỹ tại thời điểm đó.  Phạm Nhật Vượng là người cực kỳ kín tiếng, nhưng vô cùng nổi tiếng. 

    Ông cũng là tỷ phú Việt Nam đầu tiên lọt vào danh sách tỷ phú thế giới của Forbes năm 2013. Tính tới 10/5/2018, tài sản của Phạm Nhật Vượng đạt 6,9 tỷ USD, trở thành người giàu thứ 242 thế giới.

    Tỷ phú Phạm Nhật Vượng được ngưỡng mộ không hẳn vì sự giàu có, mà bởi ông đã làm được những điều mà không ai tin người Việt Nam có thể làm được.

Doanh nhân Phạm Nhật Vượng sinh ngày 5/8/1968 tại thành phố Hà Nội (quê gốc Hà Tĩnh). Cha ông là lính phòng không, còn mẹ có một quán trà nhỏ ở vỉa hè. Khi ấy, kinh tế gia đình ông đều trông cậy vào quán nước nhỏ. Năm 19 tuổi, Phạm Nhật Vượng nhờ thành tích xuất sắc trong môn Toán, được học bổng du học tại trường Moskva (Nga) tại trường Mỏ - Địa Chất, ngành kinh tế địa chất.

Năm 1993, khi liên bang Xô Viết vừa sụp đổ rơi vào cảnh hỗn loạn, ông từ bỏ chuyên ngành mà mình đã tốt nghiệp và cùng vợ là bà Phạm Thu Hương bắt tay vào kinh doanh. Với số vốn 10.000 USD vay từ bạn bè và người thân, ông mở một nhà hàng Việt Nam tên là Thăng Long ở Kiev, Ucraina. Nhận thấy mỳ gói là sản phẩm tiện lợi phù hợp với hoàn cảnh khó khăn lúc bấy giờ, ngày 8/8/1993, ông bắt đầu sản xuất mỳ ăn liền với thương hiệu "Mivina" theo quy trình sản xuất nhập khẩu từ Việt Nam. Loại mỳ này rất mới mẻ với người dân Ucraina và lập tức trở nên nổi tiếng. Nắm bắt ngay cơ hội phát triển đang đến, Chủ tịch HDQT Vingroup đã đánh cược vay 100.000 usd từ những người bạn Việt với lãi xuất 8% một tháng để mở rộng sản xuất.

Đến năm 1995, thương hiệu mì "Mivina" bắt đầu xuất hiện trên thị trường rồi nhanh chóng trở thành tên thương hiệu cho hầu hết các thực phẩm ăn liền ở Ucraina. Sản lượng mỳ "mivina" là một triệu gói trong năm 1996. Ông tung ra sản phẩm rau thơm khô đóng gói năm 1999 và bột khoai tây năm 2000. Đến năm 2004, mỳ ăn liền hiệu "Mivina" đã chiếm tới 97% thị phần ở Ucraina. Năm 2007 doanh nghiệp của ông bắt đầu sản xuất thức ăn nhanh và các loại súp đóng gói. Đến năm 2010 sự nghiệp của ông rẽ sang một bước ngoặt khác khi Nestle mua lại công ty Technocom với mức giá không được tiết lộ. Ước tính doanh thu của Technocom khi đó khoảng 150 triệu usd/ năm.

Sau đó Phạm Nhật Vượng quay về Việt Nam vào lúc kinh tế đang trong thời kỳ bùng nổ, thương mại với Mỹ được bình thường hóa và vai trò của kinh tế tư nhân cũng ngày càng được nhấn mạnh. Vì vậy ông nảy ra ý tưởng biến một số hòn đảo hoang sơ tại Nha Trang thành khu nghỉ dưỡng cao cấp. Kết quả là Vinpearl Resort Nha Trang với 225 phòng ra đời. Một năm sau, ông khai trương Vincom Bà Triệu - tổ hợp trung tâm thương mại đầu tiên tại Hà Nội. Ba năm sau ông bổ sung 260 phòng nữa tại Vinpearl và lắp cáp treo dài 3,2 km xuyên biển. Ông cũng cho xây dựng Vinhom Village với hàng trăm biệt thự cao cấp. Vincom được niêm yết trên sàn chứng khoán năm 2007. Trong khi đó Vinpearl vẫn là công ty kinh doanh dịch vụ nghĩ dưỡng độc lập. Đến tháng 1/2012, Phạm Nhật Vượng mới sáp nhập hai công ty này lại thành tập đoàn Vingroup.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Câu 1. Phương án nào sau đây không đúng với quy tắc giao thông đường bộ? A. Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường. B. Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi từ bên trái. D. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Câu 2. Bình đang điều khiển xe đạp trên đường một chiều, đến gần đoạn đường giao nhau với ngã tư có cắm biển báo hiệu “cấm rẽ phải”, Bình thấy tín hiệu đèn xanh bật sáng và một chú cảnh sát giao thông đang đứng hướng về hướng Bình, ra hiệu lệnh hai tay dang ngang. Trong trường hợp này Bình phải đi như thế nào là đúng với quy tắc giao thông? A. Tiếp tục điều khiển xe về phía trước với tốc độ nhanh hơn. B. Tiếp tục điều khiển xe về phía trước với tốc độ chậm hơn. C. Giảm tốc độ và dừng lại trước vạch dừng xe. D. Giảm tốc độ, giơ tay xin đường, chú ý quan sát và rẽ sang đường bên phải. Câu 3. Hằng ngày, bố vẫn chở Hoàng (học lớp 6) đến trường nhưng sáng nay xe bị hỏng. Bố đã bảo Hoàng sang nhờ cô chú hàng xóm tiện đường đi làm chở Hoàng đi cùng cho kịp giờ (cô chú đi chung xe mô tô). Trong trường hợp này, Hoàng có được đi cùng xe với cô chú không? A. Không được đi chung vì chỉ được chở tối đa một người. B. Không được đi chung vì chỉ được chở thêm 01 trẻ em dưới 7 tuổi. C. Được đi chung nhưng bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm. D. Được đi chung và không cần mũ bảo hiểm. Câu 4. Hãy lựa chọn phương án đúng nhất để bảo đảm an toàn khi điều khiển xe đạp điện trên đường trơn trượt. A. Giữ vững tay lái, di chuyển với tốc độ chậm, giữ đều ga và không phanh gấp. B. Giữ vững tay lái, di chuyển với tốc độ nhanh, tăng giảm ga theo độ trơn của đường và và không phanh gấp. C. Thả lỏng tay lái, di chuyển với tốc độ chậm, giữ đều ga và sẵn sàng phanh gấp khi trơn trượt. D. Giữ vững tay lái, di chuyển với tốc độ chậm, tăng giảm ga theo độ trơn của đường và sẵn sàng phanh gấp khi trơn trượt.

2 lượt xem
2 đáp án
8 giờ trước