Nêu nguyên nhân thúc đẩy sự gia tăng sản lượng thủy sản
2 câu trả lời
Nâng cao giá trị sản phẩm
Một trong những vấn đề giúp hàng hóa cạnh tranh kể cả thị trường thế giới lẫn nội địa đó là giá thành sản phẩm. Những sản phẩm cùng chất lượng nếu có giá thấp hơn sẽ dễ dàng được người tiêu dùng lựa chọn. Ngành thủy sản cũng không nằm ngoài quỹ đạo này.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam nhấn mạnh, ngành thủy sản Việt Nam hiện đang chiếm tỷ trọng cao tại thị trường thế giới, 2 doanh nghiệp đứng đầu ngành tôm Việt Nam chiếm tỷ trọng 70% doanh số toàn cầu, doanh nghiệp đứng đầu ngành cá tra Việt Nam chiếm tỷ trọng 80% doanh số toàn cầu, 37 doanh nghiệp hàng đầu hải sản chiếm tỷ trọng 70% doanh số toàn cầu.
Tuy nhiên, sự dẫn đầu doanh số này trước mắt là do yếu tố cạnh tranh về giá quyết định. Đối với sản phẩm cùng chất lượng tại các quốc gia khác, người tiêu dùng thế giới lựa chọn hàng Việt Nam vì hàng Việt có giá cạnh tranh hơn. Để làm được điều này và có thể tiếp tục thế mạnh về giá, toàn ngành thủy sản hướng đến chiến lược nâng cao giá trị công nghệ chế biến mới.
Các doanh nghiệp đầu tư công nghệ chế biến, tạo ra nhiều sản phẩm chế biến sâu. Không những vậy, điều quan trọng là sự lựa chọn công nghệ chế biến tạo ra sản phẩm chất lượng, nhưng có thể giúp giảm giá thành sản phẩm. Như vậy, sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam mới có giá cạnh tranh, hi vọng giữ được thế đứng như hiện nay.
Theo Tổng cục thủy sản, tính đến cuối tháng 8/2019, tổng sản lượng thủy sản của cả nước đạt hơn 4 triệu tấn, tăng gần 7% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, sản lượng nuôi trồng đạt hơn 2 triệu tấn, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2018, sản lượng khai thác đạt gần 2 triệu tấn, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2018. Để có mức tăng trưởng này, đều là sự nỗ lực của toàn ngành thủy sản Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam (Vinafis), ngành thủy sản hiện đang được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, đóng góp đến 3,43% GDP toàn quốc và 23,75% GDP của ngành nông nghiệp.
Ngành thuỷ sản hiện nay được xác định không chỉ nuôi ở đất liền, mà còn có chiến lược nuôi biển. Theo đó, chất lượng con giống đóng vai trò quan trọng về giá thành và chất lượng sản phẩm. Khi được đầu tư đúng mức, tỷ lệ hao hụt con giống sẽ giảm, chỉ số thức ăn, chăm sóc và phòng ngừa dịch bệnh thuỷ sản, thông tin thị trường đầy đủ thì việc sản xuất nguyên liệu thuỷ sản cũng sẽ nằm trong vòng kiểm soát.
Ông Hà Văn, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản Trường Giang (Đồng Tháp) chia sẻ, hiện nhiều địa phương không kiểm soát được diện tích thả nuôi cá tra, mật độ nuôi, các size thị trường cần dẫn đến ngành cá tra thường có những chu kỳ khủng hoảng cung vượt cầu.
Trên thực tế, kích cỡ cá tra và các mặt hàng thuỷ sản mà thị trường cần vẫn có thể xuất khẩu được giá tốt. Chỉ những kích cỡ cá hoặc tôm mà thị trường nhập khẩu không cần, không đặt hàng mới dẫn đến tình trạng cung vượt cầu, thừa hàng, dội chợ và giá thấp.
Vì vậy, người sản xuất cá tra, tôm và các loại thuỷ sản khác phải nắm được quy hoạch nuôi và giảm mật độ thả nuôi, đảm bảo sức khỏe và chất lượng con cá tra, lựa chọn công nghệ mới trong nuôi cá tra, tránh thải nước ra môi trường.
Nâng cao giá trị sản phẩm
Một trong những vấn đề giúp hàng hóa cạnh tranh kể cả thị trường thế giới lẫn nội địa đó là giá thành sản phẩm. Những sản phẩm cùng chất lượng nếu có giá thấp hơn sẽ dễ dàng được người tiêu dùng lựa chọn. Ngành thủy sản cũng không nằm ngoài quỹ đạo này.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam nhấn mạnh, ngành thủy sản Việt Nam hiện đang chiếm tỷ trọng cao tại thị trường thế giới, 2 doanh nghiệp đứng đầu ngành tôm Việt Nam chiếm tỷ trọng 70% doanh số toàn cầu, doanh nghiệp đứng đầu ngành cá tra Việt Nam chiếm tỷ trọng 80% doanh số toàn cầu, 37 doanh nghiệp hàng đầu hải sản chiếm tỷ trọng 70% doanh số toàn cầu.
Tuy nhiên, sự dẫn đầu doanh số này trước mắt là do yếu tố cạnh tranh về giá quyết định. Đối với sản phẩm cùng chất lượng tại các quốc gia khác, người tiêu dùng thế giới lựa chọn hàng Việt Nam vì hàng Việt có giá cạnh tranh hơn. Để làm được điều này và có thể tiếp tục thế mạnh về giá, toàn ngành thủy sản hướng đến chiến lược nâng cao giá trị công nghệ chế biến mới.
Các doanh nghiệp đầu tư công nghệ chế biến, tạo ra nhiều sản phẩm chế biến sâu. Không những vậy, điều quan trọng là sự lựa chọn công nghệ chế biến tạo ra sản phẩm chất lượng, nhưng có thể giúp giảm giá thành sản phẩm. Như vậy, sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam mới có giá cạnh tranh, hi vọng giữ được thế đứng như hiện nay.
Theo Tổng cục thủy sản, tính đến cuối tháng 8/2019, tổng sản lượng thủy sản của cả nước đạt hơn 4 triệu tấn, tăng gần 7% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, sản lượng nuôi trồng đạt hơn 2 triệu tấn, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2018, sản lượng khai thác đạt gần 2 triệu tấn, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2018. Để có mức tăng trưởng này, đều là sự nỗ lực của toàn ngành thủy sản Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam (Vinafis), ngành thủy sản hiện đang được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, đóng góp đến 3,43% GDP toàn quốc và 23,75% GDP của ngành nông nghiệp.
Ngành thuỷ sản hiện nay được xác định không chỉ nuôi ở đất liền, mà còn có chiến lược nuôi biển. Theo đó, chất lượng con giống đóng vai trò quan trọng về giá thành và chất lượng sản phẩm. Khi được đầu tư đúng mức, tỷ lệ hao hụt con giống sẽ giảm, chỉ số thức ăn, chăm sóc và phòng ngừa dịch bệnh thuỷ sản, thông tin thị trường đầy đủ thì việc sản xuất nguyên liệu thuỷ sản cũng sẽ nằm trong vòng kiểm soát.
Ông Hà Văn, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản Trường Giang (Đồng Tháp) chia sẻ, hiện nhiều địa phương không kiểm soát được diện tích thả nuôi cá tra, mật độ nuôi, các size thị trường cần dẫn đến ngành cá tra thường có những chu kỳ khủng hoảng cung vượt cầu.
Trên thực tế, kích cỡ cá tra và các mặt hàng thuỷ sản mà thị trường cần vẫn có thể xuất khẩu được giá tốt. Chỉ những kích cỡ cá hoặc tôm mà thị trường nhập khẩu không cần, không đặt hàng mới dẫn đến tình trạng cung vượt cầu, thừa hàng, dội chợ và giá thấp.
Vì vậy, người sản xuất cá tra, tôm và các loại thuỷ sản khác phải nắm được quy hoạch nuôi và giảm mật độ thả nuôi, đảm bảo sức khỏe và chất lượng con cá tra, lựa chọn công nghệ mới trong nuôi cá tra, tránh thải nước ra môi trường.