Nêu khái quát tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đến tình hình Việt Nam. Giúp em với ạ
2 câu trả lời
- Kinh tế Việt Nam phải chịu đựng những hậu quả nặng nề:
+ Nông nghiệp, công nghiệp suy sụp
+ Xuất nhập khẩu đình đốn
+ Hàng hóa khan hiếm, đắt đỏ
- Đời sống nhân dân điêu đứng:
+ Công nhân thất nghiệp
+ Nông dân bị bần cùng hóa
+ Tầng lớp tiểu tư sản thành thị điêu đứng
+ Tư sản dân tộc cx lâm vào cảnh gieo neo, sập tiệm
- Thực dân Pháp đẩy mạnh khủng bố và đàn áp
→ Tinh thần cách mạng của nhân dân càng lên cao
Đáp án:
Những tác động của nó đối với xã hội Việt Nam:
- Trong giai đoạn 1929 – 1933, các nước tư bản chủ nghĩa nói chung và đế quốc Pháp nói riêng lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế nặng nề. Cuộc khủng hoảng đã tác động trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam:
+ Thực dân Pháp rút vốn đầu tư ở Đông Dương về các ngân hàng Pháp và dùng ngân sách Đông Dương để hỗ trợ cho tư bản Pháp => Sản xuất công nghiệp ở Việt Nam bị thiếu vốn dẫn đến đình trệ.
+ Lúa gạo trên thị trường thế giới bị mất giá làm cho lúa gạo Việt Nam không xuất khẩu được => Ruộng đất bị bỏ hoang.
=>Hậu quả là nền kinh tế Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng; Ruộng đất bỏ hoang, công nghiệp suy sụp, xuất khẩu đình đốn..., làm cho đời sống của đại bộ phận nhân dân Việt Nam lâm vào cảnh khốn cùng:
- Công nhân thất nghiệp ngày càng đông, số người có việc làm thì tiền lương bị giảm từ 30 đến 50%.
-Nông dân tiếp tục bị bần cùng hoá và phá sản trên quy mô lớn.
-Tiểu tư sản lâm vào cảnh điêu đứng: Nhà buôn nhỏ đóng cửa, viên chức bị sa thải, học sinh, sinh viên ra trường bị thất nghiệp.
-Một bộ phận lớn tư sản dân tộc lâm vào cảnh khó khăn do không thể buôn bán và sản xuất.
- Thêm vào đó, thực dân Pháp còn tăng sưu thế lên gấp 2, 3 lần và đẩy mạnh chính sách khủng bố trắng hòng dập tắt phong trào cách mạng Việt Nam… làm cho cuộc sống của người dân lao động khốn khổ đến tột cùng.