Nêu cảm nhận của em về một khổ thơ trong văn bản Đoàn thuyền đánh cá và văn bản Bếp lửa Mik đang cần gấp lắm!!!
2 câu trả lời
1:Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận là một thế thống nhất, cảm xúc phát triển theo hành trình một chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá, từ lúc bắt đầu và kết thúc.Thời điểm khác với mọi hành động trên đất liền là từ khi mặt trời lặn đến lúc bình minh lên. Nếu bài thơ là khúc tráng ca ca ngợi lao động tập thể và người lao động trên biển thì khổ thơ mở đầu là khúc hát rakhơi và khổ kết là khúc khải hoàn trở về sau một đêm hăng say lao động và thắng lợi trở về của người lao động.
Mở đầu bài thơ là khúc hát lên đường của người lao động trên biển cả.
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi”
Hai câu thơ mở đầu khái quát thời điểm xuất phát của đoàn thuyền đánh cá bằng hình ảnh đẹp tráng lệ. Nghệ thuật nhân hóa so sánh của thiên nhiên trên biển. Mặt trời được ví như hòn lửa- một hình ảnh hùng vĩ của thiên nhiên. Biển lúc hoàng hôn tưởng tượng như một ngôi nhà lớn có động tác như con người. " Tắt lửa, cài then, sập cửa" màn đêm như tấm cửa sập xuống. Đóng lại một ngày nghỉ ngơi nhưng đó lại là lúc dân trài ra khơi cất tiếng hát căng buồm xuôi gió khơi. Cái khí thế bắt đầu của lao động thật hào hứng, phấn khởi của con người. Hình ảnh cánh buồm gió khơi và câu hát tạo ra khung cảnh vừa thực vừa lãng mạn, tâm tư con người gửi gắm trong câu hát: Phấn khởi, mê say với công việc hi vọng và tự hào về sự giàu đẹp của biển quê hương.Có thể thấy, cảnh ra khơi của đoàn thuyền thật tráng lệ, đầy niềm vui khí thế phấn khởi không chỉ người lao động và đó cũng là niềm vui của nhà thơ trước khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống lớn của thiên nhiên đất trời.
2: "Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa"
Nhà thơ Bằng Việt sinh ra tại thành phố Huế phong cách sáng tác thơ trẻ trung , giản dị , mộc mạc mà vô cùng hấp dẫn chấm bài thơ Bếp Lửa được viết vào năm 1963 khi ông đang là sinh viên tại Liên Xô . Với ba câu đầu của bài hình ảnh bếp lửa đã hiện lên . Một bếp lửa chờn vờn sương sớm hình ảnh chiếc "Bếp Lửa" được nhóm lên trong buổi sương sớm với ánh lửa "chờn vờn" hình ảnh chập chờn gợi lên những mảnh ký ức thời thơ ấu của tác giả . Bếp Lửa được nhóm lên đã lan tỏa sự ấm áp , tỏa sáng của tâm hồn đứa cháu nhỏ . Chiếc bếp được thắp lên cũng như cuộc đời bà vậy đầy rẫy khó khăn , vất vả sống trong cảnh lúc ẩn lúc hiện . Ẩn dụ qua câu "một bếp lửa ấp iu nồng đượm" đã gợi lên hình ảnh đôi bàn tay cần mẫn , khéo léo của bà . Bà chăm sóc đứa cháu nhỏ một cách dịu dàng chất đầy tình yêu thương vô bờ , vô bến . Điệp ngữ "một bếp lửa" được nhắc lại 2 lần gợi dòng cảm xúc mãnh liệt tràn về trong ký ức người cháu , hình ảnh bà thức khuya dậy sớm . Cháu biết thứ cháu biết sự khổ cực , sự khó khăn của bà , sự vỡ oà "cháu thương bà biết mấy nắng mưa" chữ thương đã diễn tả toàn bộ được cảm xúc ấy thương bà khó khăn , thương bà biết mấy nắng mưa loại cảm xúc vô cùng chân thành của cháu dành cho bà . Sự kính trọng và niềm biết ơn sâu sắc với người đã nuôi lớn mình .
"Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi."
Hình ảnh mặt trơi lặn xuống biển giống như hòn lửa đang rơi xuống mặt biển. Sóng thì mọi người cài then để khỏi sập cửa. Sóng lớn đánh vào thì nhà cửa tung tóe, hư hại nhiều đến gia đình. Sáng sớm đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi để có tiền chi tiêu cho gia đình, đánh cá biết bao nhiêu khó khăn, khổ cực, nguy hiểm. Biết vận nhưng những người làng chài vẫn mạnh mẽ ra biển để đánh cá mạng một thuyền cá đầy ắp trở về. Hát những câu hát để vui tai cho qua ngày qua tháng, đi biển thường đi từ một tháng mới về, nên người đánh cá sáng tác các bài hát để mua vui cho nhau, để quên đi nổi nhớ nhà, quê hương của mình.