Nêu cảm nghĩ về nhân vật bé thu trong truyện ngắn chiếc lược ngà

2 câu trả lời

MB:

*Giới thiệu tác phẩm:

"Chiếc lược ngà" ra đời năm 1966 của Nguyễn Quang Sáng.

Thân bài:

-Dù mới lên tám tuổi nhưng hình ảnh nhân vật bé Thu được xây dựng rất độc đáo, có tính cách bướng bỉnh.

-Trong tâm trí của Thu,hình ảnh của ba nó giống như trong bức ảnh ngày cưới

-Thu không nhận ông Sáu là bố,mặc dù cho cả nhà ai cũng thừa nhận ông sáu là bố của Thu

-Khi mẹ Thu sai nó đi gọi ba về ăn cơm,thì nó nói trống không:vô ăn cơm

-Khi nồi cơm chín,ko chắt được nhưng nó nhất quyết ko gọi bố ra giúp mà còn tìm mọi cách để chắt nước chứ ko thèm nhờ sự giúp đỡ.

-Ông sáu gắp cho nó cái trứng cá,nó hất đổ cả bát cơm đi

-Thu là 1 đứa trẻ ngang bướng nhưng nó cũng có 1 tình yêu giành cho bố một cách tha thiết

-Nó ko nhận bố vì trên má của ông sáu có 1 vết sẹo do chiến tranh gây ra,

-Lúc biết được ông Sáu là bố ruột của nó,nó vô cùng hối hận về việc làm của mình

-Nó thét lên thật lớn : "BA",tiếng gọi ba khiến cho em cảm thấy rất xúc động

-Tiếng gọi như xé vào gan ruột đến ứ nghẹn

-Hơn 8 năm rồi,Thu luôn ước mong được gặp cha,được bày tỏ tình phụ tử với cha

-Đó là tình yêu ba tha thiết và nồng nàn

-Sự ngang bướng,cá tính mạnh bạo cùng với tình yêu đã giúp Thu sau này trở thành 1 cô giao liên quả cảm.

KB:

*Suy nghĩ:

Qua cách xây dựng nhân vật bé Thu,tác giả Nguyễn Quang Sáng muốn lên án chiến tranh đã khiến cho nhiều hạnh phúc gia đình tan vỡ

Cảm nhận về nhân vật bé Thu

Chiến tranh luôn mang lại nhiều đau thương mất mát cho con người, hạnh phúc gia đình bị chia cắt. Nhân vật bé Thu trong truyện Chiếc lược ngà là người chịu cảnh bất hạnh và để lại cho người đọc nhiều cảm xúc.

Đất nước đang có chiến tranh Thu phải xa người cha ngay từ khi lọt lòng, Thu chỉ biết về cha qua những hình ảnh trong bức ảnh được treo trong nhà, suốt tám năm Thu không gặp cha, không được thấy cái nhìn âu yếm, trìu mến của cha, không cảm nhận được tình cảm mà người cha dành cho con, chiến tranh khiến gia đình li tán, khiến cô bé chịu nhiều thiệt thòi. Càng thương cho Thu và những đứa trẻ có hoàn cảnh đó ta càng căm ghét chiến tranh phi nghĩa bấy nhiêu.

Hình ảnh người cha sau khi trở về ông Sáu gọi Thu bằng con, Thu ngơ ngác, lạ lẫm và chạy gọi mẹ, sự việc bất ngờ không chỉ khiến ông Sáu mà cả người đọc cũng cảm thấy xót xa, đến khi mẹ nói đây là cha thì Thu không chấp nhận được, rõ ràng sao có thể chấp nhận được khi người cha này quá khác so với khung cảnh mà em được biết. Trong bữa cơm mẹ Thu bảo mời cha vào ăn cơm thì cô bé Thu đã dùng những lời nói trống không với ông, điều đó thể hiện được Thu chưa chấp nhận được đó là cha của mình.

Trong bữa cơm ông Sáu gắp thức ăn thì Thu không chịu, những hành động thái quá đó làm cho ông Sáu tức giận rồi cô bé bị đánh,theo tâm lý chung của một đứa trẻ Thu đã bỏ về nhà ngoại. Khi ở ngoại Thu được giải thích hiểu được những điều mà cha phải trải qua, chiến tranh cướp đi khuôn mặt để lại vết sẹo dài, nỗi đau đó đã làm cho bé Thu tự giằn vặt bản thân và cảm thấy có lỗi với cha.

Khi quay về nhà cô bé đã có những giây phút cuối cùng ở bên cha, những giây phút đó đã thể hiện được những nỗi đau đớn trong tâm hồn của bé, hành động trước đây làm cho bé Thu đau đớn và tự giằn vặt bản thân, tình cảm cha con đã thôi thúc và giúp cô bé vượt qua tất cả để ở bên cha mình.

Có thể hiểu được những hành động trong truyện của bé Thu thể hiện sự ngang bướng, sự hồn nhiên của một cô bé đang tuổi ăn tuổi học, những điều không đúng cô bé sẽ không chịu thừa nhận, đây là tâm lý chung của những đứa trẻ cùng lứa tuổi. Khi người cha đi những tình cảm trong tâm hồn Thu mới bộc lộ ra, sâu sắc, nghẹn ngào, cảm xúc dâng trào về tình cha con thiêng liêng, đó cũng là tình cảm gia đình đáng trân trọng.

Nhân vật bé Thu đã được tác giả xây dựng tính cách qua tâm lí và hành động rất hay và chân thực, cô bé có tình cảm mạnh mẽ nhưng thật rạch ròi. Thu có nét ngang bướng nhưng vẫn là một đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ. Hình ảnh bé Thu đã để lại ấn tượng mạnh trong lòng độc giả.