Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh Vẫn vững lòng, bà dặn cháy đinh ninh: “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố. Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ, Cứ bảo ở nhà vẫn được bình yên!” Câu 1: Xét về mặt cấu tạo, từ "lầm lụi" trong đoạn trích trên thuộc loại từ nào ? Câu 2: Dựa vào đoạn thơ vừa chép, em hãy viết đoạn văn (khoảng 12 câu) theo cách lập luận diễn dịch, trình bày cảm nhận về hình ảnh người bà được thể hiện trong đoạn thơ. Trong đoạn văn, sử dụng lời dẫn trực tiếp và câu có thành phần biệt lập phụ chú. Gạch chân, chú thích rõ lời dẫn trực tiếp và thành phần biệt lập phụ chú.
1 câu trả lời
" Bếp lửa " gợi cho ta bao cảm giác bồi hồi, gợi cho ta bao phút giây yên ấm, gợi cho ta bao nỗi niềm về những ngày chiến tranh. Khi mà những người bà, người mẹ đang cố gắng cho tiền tuyến, làm việc lượng thiện. Trong những năm chiến tranh kéo dài, giặc Pháp đi đến đâu là cháy làng đến đó. Trong khi người cháu đang hoang mang, lo sợ thì người bà đã trở thành chỗ dựa tinh thần cho cháu. Nhờ tình yêu thương, đoàn kết giúp đỡ của bà con làng xóm láng giềng 2 bà cháu đã dựng lại được mái nhà tranh để che mưa, che nắng để các chiến sĩ trên chiến trường yên tâm mà công tác. Ta thấy cụm từ "vẫn vững lòng thể hiện niềm tin bền vững của bà. Qua những lời dặn dò của bà đối với cháu đã cho ta thấy bà là một người phụ nữ kiên cường, vững vàng bình tĩnh sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn làm trọn nhiệm vụ của hậu phương cho tiền tuyến để những người đang bảo vệ cho hòa bình của tổ quốc yên tâm công tác. Như vậy bà đã chia sẻ gánh vác cùng con, cùng cháu để góp phần đẩy lùi cuộc kháng chiến tiến đến chiến thắng. Chính tình yêu thương, đức hy sinh nhẫn nại của bà là nguồn nhiên liệu vô tận cho ngọn lửa hửng sáng thêm một tình yêu bao la, rộng lớn. Như vậy, bà không chỉ là người nhóm lửa, là người giữ lửa mà còn là người truyền lửa, truyền niềm tin, sức sống cho các thế hệ kế tiếp, cho con cháu sau này. Chỉ mong rằng thảm họa qua đi để lại bao khát vọng sống cho con cháu đời sau.