Muốn học tốt và nhớ lâu môn Lịch sử thì phải làm sao Mọi người giúp mình vs ạ❤️

2 câu trả lời

Cách 1: Xâu chuỗi các sự kiện với nhau

Cách 2: Lựa chọn thời gian học bài

Cách 3: Chọn lọc thông tin để học

Cách 4: Liên hệ thực tế để dễ nhớ: các sự kiện, ngày tháng năm

Cách 5: Học và ghi chép

Cách 6: Học bằng sơ đồ tư duy

Cách 7: Trao đổi với các bạn khác

...

1. Xem các phim tư liệu

Thay vì xem các bộ phim hàn quốc “sến sẩm”, các bạn học sinh nên dành chút thời gian tìm xem các bộ phim tài liệu trên mạng, khi xem các bộ phim này các em sẽ dễ liên tưởng đến sự thực khốc liệt sau mỗi cuộc chiến tranh. Vì tất cả các phim tài liệu luôn tái hiện lại một thời quá khứ hào hùng của dân tộc, bao nhiêu máu của các anh chiến sĩ đã đổ xuống hi sinh để có được cuộc sống của chúng ta được như ngày hôm nay. Vì vậy, khi xem phim tài liệu thì các em học sinh sẽ có lòng căm thù đối với các đế quốc sang xâm lược nước ta vì cách đối xử quá dã man với nhân dân ta. Khi lòng căm thù trỗi dậy chính trong các em. Thì các em sẽ càng muốn ghi nhớ những mốc thời gian trong lịch sử và tất cả những kiến thức về diễn biến cuộc chiến tranh sẽ tự nhiên khắc sâu trong đầu các em .

2. Vẽ sơ đồ cây

Một phương pháp học rất hay mà tôi muốn chia sẻ đó là các em nên vẽ sơ đồ cây tất cả các sự kiện trong lịch sử, các sự kiên này luôn liên quan đến nhau nó giống như các nhánh cây từ sự kiện này mới có sự kiện kia. Nếu các em học sinh có thể vẽ được sơ đồ cây cho môn lịch sử chứng tỏ một điều rằng các em đã quá hiểu bài. Khi đã có một sơ đồ các sự kiện lịch sử mỗi khi các em nhìn vào sơ đồ chính mình viết các em sẽ có thể tự hệ thống được tất cả các sự kiên lịch sử mà không bỏ sót bất kì một sự kiện nào. Nhờ vậy mọi kiến thức sẽ được hồi lại chỉ trong một thời gian ngắn mà lại

3. Gắn những sự kiện lịch sử với những sự kiện quan trọng trong cuộc đời.

Chắc hẳn, mỗi người chúng ta đều có những sự kiện trong cuộc đời mà cả đời chúng ta không thể quên, ví dụ là ngày sinh nhât của bạn và của mọi người thân trong gia đình, hay sinh nhật của những đứa bạn thân, ngày kỉ niệm của cha mẹ, … rất nhiều sự kiện quan trọng mà trong cuộc đời cảu bạn không bao giờ có thể quên. Một điều rất dễ dàng phải không? chúng ta có thể gắn với những ngày diễn ra những sự kiện quan trọng trong cuộc đời với những ngày diễn ra những sự kiên lịch sử tương ứng. Về năm diễn ra thì hầu như các bạn học sinh sẽ dễ nhớ hơn là ngày tháng, vì vậy, công việc khó khăn nhất mình đã giải quyết được cho các bạn rồi nhé. Các bạn chỉ cần gắn với những sư kiện trong đời của mình thì các bạn sẽ dễ nhớ các mốc thời gian trong lịch sử hơn rất nhiều đó.

Với đội ngũ gia sư của trung tâm gia sư Bảo Anh luôn áp dụng những phương pháp để việc học môn lịch sử cho các em học sinh đạt hiệu quả tốt nhất, chúng tôi sẽ hướng dẫn các em biết vẽ sơ đồ tư duy để hệ thống hóa kiến thức một cách hiệu quả nhất.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Trong văn bản “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn, nhà văn đã sử dụng rất thành công nghệ thuật tương phản. Hai mặt tương phản cơ bản trong tác phẩm được thế hiện rõ nét: một bên là người dân vật lộn, chống chọi với mưa gió hết sức căng thẳng, vất vả; bên kia là viên quan đi hộ đê ngồi trong chỗ an toàn, nhàn nhã, mải mê bài bạc, không cho phép ai quấy rầy ván bài của mình, coi việc đánh bài là trên hết, mặc dân sống chết khi đê vỡ. Những người dân hộ đê quần quật làm việc liên tục từ chiều đến gần một giờ đêm. Họ bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử cả rồi; trong khi mưa tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên. Tác giả nhận xét: “Tình cảnh trông thật là thảm”. Viên quan đi hộ đê thì ngược lại. Hắn ta ngồi trong đình ở chỗ cao ráo, an toàn. Người gãi chân, kẻ quạt mát, các tay chân ngồi hầu bài. Khung cảnh nhàn–nhã, đường bệ, nguy nga. Quan chỉ mê bài. Đáng lẽ phải tắm mưa, gội gió, đứng trên đê đốc thúc, thì quan lại ngồi chơi nhàn nhã, có kẻ hầu, người hạ. Quan gắt khi có người báo tin đê vỡ. Quan đỏ mặt tía tai đòi cách cổ, bỏ tù người dân báo đê vỡ. Và y tiếp tục vui mừng vì đã ù ván bài, mặc cho dân rơi vào cảnh đê vỡ, “tình cảnh thảm sầu” không sao kể xiết. Tác giả dựng lên hai cảnh tương phản nhằm mục đích so sánh, làm nổi bật sự đối lập. Người có trách nhiệm thì vô trách nhiệm, chỉ ham mê bài bạc. Những người dân thì phải dầm mưa gội gió, nhọc nhằn, chống chọi với thiên nhiên một cách tuyệt vọng. Cuối cùng, sự vô trách nhiệm của viên quan đã dẫn đến cảnh đê vỡ. Quan thì sung sướng vì nước bài cao, dân thì khổ vì nước lụt.

1 lượt xem
1 đáp án
12 giờ trước