Một nghiên cứu của Kixenbec ở cây ngô: - SL khí khổng trên 1cm2 bbì mặt lá dưới là 7684 KK mặt lá trên 1cm2 bb trên là 9300 KK - Tổng diện tích lá trung bình (cả hai mặt lá) ở 1 cây là 6100 cm2. - Kích thước trung bình 1 khí khổng là 25,6 x 3,3 Hãy cho biết: a) Tổng số khí khổng có ở cây ngô đó là bào nhiêu? Tại sao ở đa số các loài cây, số lượng khí khổng ở biều bì dưới thường nhiều hơn số lượng khí khổng ở biểu bì trên mà ở ngô thì không như vậy? b) Tỷ lệ diện tích khí khổng trên diện tích lá là bao nhiêu? c) Tại sao tỉ lệ diện tích khí khổng trên diện tích lá rất nhỏ (dưới 1%) nhưng lượng nước bốc hơi qua khí khổng lại rất lớn (Chiếm 80 90% lượng nước bốc hơi từ toàn bộ mặt thoáng tự do của lá)? Biết 1µm = 10-3 mm

1 câu trả lời

Đáp  giải :

a) Tổng số khí khổng có ở cây ngô đó là :

(7684 + 9300) × 6100 = 103602400

Ở đa số các loài cây, số lượng khí khổng ở biểu bì dưới thường nhiéu hơn số lượng khí khổng ở biểu bì trên mà ở ngô thì không như vậy là vì lá ngô mọc đứng.

b) Tỉ lệ diện tích khí khổng trên diện tích lá là :

103602400× (25,6 ×3,3) ×({10^{ – 3}}) : (6100 × 102) × 100% = 0,14 %

c) Tỉ lệ diện tích khí khổng trên diện tích lá rất nhỏ (0,14%) nhưng lượng nước bốc hơi qua khí khổng lại rất lớn (chiếm 80 – 90% lượng nước bốc hơi từ toàn bộ mặt thoáng của lá) vì các phân tử nước ở mép khí khổng bốc hơi nhanh hơn các phân tử nước ở các vị trí khác (hiệu quả mép). Số lượng khí khổng rất lớn, tuy diện tích khí khổng rất nhỏ đã tạo ra khả năng thoát nước lớn cho cây

 

Giải thích các bước giải:

 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
0 lượt xem
1 đáp án
40 phút trước