mọi người ơi giúp em với! bằng đoạn văn khoảng nửa trang giấy, hãy nêu cảm nhận của em về nguồn gốc và giá trị của cốm. trong đoạn văn có sử dụng 1 từ ghép, 1 từ láy (gạch chân và chú thích)
2 câu trả lời
@danggiabao0
Trong những năm 30 của thế kỉ XX, trên văn đàn Việt Nam xuất hiện một hiện tượng mới lạ của văn học: Thạch Lam. Là thành viên của Tự sự văn đoàn nhưng khác với những người anh của mình, Thạch Lam không khai thác đề tài từ những tình yêu trai gái lãng mạn, mà hướng ngòi bút của mình vào thế giới của những điều bình dị, mộc mạc, gần gũi với cuộc sống con người. Là một cây bút tinh tế, nhạy cảm, văn Thạch Lam đem đến cho người đọc những rung cảm đẹp về cuộc sống và con người.
Từ một cây bút sở trường về truyện ngắn, vốn đã nổi tiếng trên văn đàn bởi những truyện ngắn giàu chất thơ, Thạch Lam đặt chân lên một miền đất mới của văn chương và gặt hái được nhiều thành công vang dội bằng tập tuỳ bút Hà Nội băm sáu phố phường.
Tập tuỳ bút Hà Nội băm sáu phố phường viết về những nét sinh hoạt, những thứ quà bình dị, những phố phường, cửa hiệu., ở Hà Nội trước năm 1945. Đây là một sáng tác có giá trị rất lớn về văn hoá, phong tục và chứa đựng cả tấm lòng yêu mến quê hương đất nước, những quan niệm cần trân trọng. "Một thứ quà của lúa non: Cốm" là một sáng tác trong tập tuỳ bút ấy.
Cơn gió của Hà Nội thường đến rồi lại đi đi rồi lại đến. Hãy thử xem gió của Thạch Lam có như vậy không? Có, đó là điều hiển nhiên, là quy luật của thiên nhiên rồi! Nhưng nó có điều đặc biệt hơn là người đọc có thể cảm nhận được cơn gió đến thật nhẹ nhàng và đi cũng thật nhẹ. Gió Hà Nội khi to thổi bay những vật nhẹ, thậm chí có những lúc mạnh tới mức tạt cả cây cối nghiêng ngả. Cơn gió Thạch Lam đem đến cho ta hương vị của lá sen, báo hiệu cho ta biết trước rằng những món quà nhỏ bé, giản dị nhưng lại chứa ẩn những điều kì diệu sắp đến- Cốm. Đúng vậy, Cốm chỉ là một món quà rất nhỏ, thậm chí nó chỉ được coi là một món ăn bình thường, chỉ đủ để “lót dạ”, đúng theo cái ngôn ngữ của những đứa trẻ Hà thành đang dùng hiện nay. Tác giả đã sử dụng khứu giác và thị giác để nói về nguồn gốc cao quý của Cốm. Thật là diệu kì làm sao. Không chỉ vậy, Thạch Lam còn dùng những từ ngữ, câu hỏi tu từ như “Các bạn có ngửi thấy, mùi thơm mát của lúa non,…” thể hiện sự tinh khiết, tự nhiên của Cốm. Nhưng như thế thì đâu đủ để làm nên những hạt cốm trong sạch, cao quý thế kia. Phải nhờ có bàn tay của những cô gái làng Vòng, sự khéo léo của những nghệ nhân ấy thì mới đủ điều kiện để làm ra món quà của Đất trời. Chao ôi, chỉ phảng phất thôi, thế mà thành ra ấn tượng, thậm chí là phải rất sâu sắc mới nhìn ra “giọt sữa” phía trong cái vỏ lúa đang xanh là cả một bầu hương hoa của thiên nhiên kết lắng. Qua khổ một của bài văn này, chắc hẳn nhiều người sẽ biết trân trọng những gì nhỏ bé nhất xung quanh ta, cũng giống như hạt Cốm kia.
In đậm là từ láy , Còn gạch chân là từ ghép nhé , còn nhiều từ láy lắm muốn tìm thêm thì nhìn là ra ngay à
@nam345tyu
https://hoidap247.com