mọi người giúp em với ạ viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ về di tích văn hóa viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ về tôn giáo tín ngưỡng. em cảm ơn mn nhiều

2 câu trả lời

Cảm nghĩ của em về tôn giáo tính ngưỡng :

Ở nơi em đang sống , mọi người rất coi trọng tín ngưỡng . Tín ngưỡng là lòng tin vào một cái gì đò thần bí  như : Thần Linh , Thượng Đế , Chúa Trời . Trong những tôn giáo mà gia đình em đã tham gia ở quê em là thờ cúng ông bà tổ tiên , đi chùa  cầu phúc an lành , công việc thuận lợi và thành công . Lập nhà thờ để nhớ ơn những người đã sinh ra ta và xây đựng nên cơ nghiệp như ngày hôm nay . Có những câu ca dao nói về tín ngưỡng như : " Dù ai đi ngược về xuôi , nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng Ba " . Câu ca dao này thể hiện người có công dựng nước là Hùng Vương . Việc giỗ Tổ vua Hùng thể hiện truyền thống nhớ ơn tổ tiên của con cháu đời sau . 

Cảm nghĩ của em về di sản văn hóa :

  Di sản văn là di sản của các hiện vật vật lý và các thuộc tính phi vật thể của một nhóm hay xã hội được kế thừa từ các thế hệ trước, đã duy trì đến hiện nay và dành cho các thế hệ mai sau. Ở nước ta có một số di sản văn hóa như : động Phong Nha , Động Thiên Đường , Chùa Thiên Phúc , .... Chúng ta phải bảo vệ chúng và giử gìn phát huy chúng nếu không chúng sẽ bị  chôn vùi đi trong lịch sử và bị lãng quên .  Là một học sinh, để bảo vệ, giữ gìn những di tích lịch sử, di sản văn hoá và danh lam thắng cảnh . Chúng ta muốn bảo vệ di sản văn thì phải có sự kết hợp giữa người dân, chính quyền và các tổ chức quản lý di sản văn hóa . Vì đó là di sản văn hoá phi vật thể của dân tộc chúng ta .

Cảm nghĩ về di tích văn hóa:

Văn hóa Việt Nam, văn hóa là văn hóa của con người, do con người, vì con người. Đó là sự chắt lọc, kế thừa và tiếp kiến liên tục trong dòng thời gian vô tận; văn hóa là sáng tạo, chỉ có sáng tạo mới trở thành văn hóa. Giá trị văn hóa đích thực bao giờ cũng có sức thu hút và cảm hóa mạnh mẽ con người hướng về cái chân, thiện, mỹ, dù chính kiến hay niềm tin có khác nhau.Hiện nay đồng tiền đang chi phối mạnh mẽ đến suy nghĩ và hành vi đối xử của con người, nó đang góp phần làm băng hoại các giá trị đạo đức truyền thống nhân văn của nhân dân ta. Điều đáng nói là, nhiều nếp sống thể hiện thuần phong mỹ tục truyền thống của dân tộc ta bị thương mại hóa. Đời sống tinh thần, tâm linh của lễ giáo, nơi tôn nghiêm của các lễ hội cũng trở thành nơi kinh doanh trục lợi của không ít cá nhân và tập thể. Cưới xin là lễ tục truyền thống vô cùng thiêng liêng của mỗi đời người giờ đây cũng trở thành dịp tính toán lời lãi.

cảm nghĩ về tôn giáo tín ngưỡng.:

 Xã hội xã hội chủ nghĩa hết sức cụ thể và thiết thực. Chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời sống hạnh phúc. Cổ vũ và ủng hộ các tổ chức tôn giáo phát huy truyền thống tốt đẹp yêu nước, yêu tôn giáo, đoàn kết tiến bộ, phục vụ xã hội, cống hiến vì sự nghiệp đoàn kết, phát triển kinh tế, tiến bộ và công bằng xã hội, giữ vững độc lập, thống nhất đất nước. Giúp đỡ, ủng hộ các tổ chức tôn giáo đưa ra sự lý giải đối với giáo lý tôn giáo phù hợp với yêu cầu tiến bộ xã hội, tăng cường sự hiểu biết của quần chúng theo tôn giáo đối với Đảng và Chính phủ. Ủng hộ các tôn giáo tham gia phản đối và ngăn chặn các thế lực lợi dụng tôn giáo hoạt động phi pháp gây nguy hại đối với Tổ quốc và lợi ích của nhân dân. Cảnh giác và phòng ngừa âm mưu của các thế lực thù địch trong nước và quốc tế thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” để chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chia rẽ nhân dân với Đảng và Nhà nước. Trong thời kỳ hội nhập, tăng cường quan hệ quốc tế, chúng ta càng cần nêu cao tinh thần cảnh giác nhằm ngăn chặn sự thâm nhập của các tổ chức, cá nhân lợi dụng tôn giáo kích động đồng bào tôn giáo chống đối chính quyền và chế độ.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm