Mình cần một tiểu phẩm về tính giản dị có lời thoại của nhiều nhân vật càng dài càng tốt

2 câu trả lời

Ông chồng lảo đảo từ quán rượu trở về nách cắp cái vỏ chai rỗng. Vừa đến cổng ông đã phấn khởi gọi vợ:

- Hôm nay nhà ta phải tổ chức ăn mừng thật to bà nhé!

- Ăn mừng vì cái gì? - Bà vợ bực bội khi thấy mặt mũi chồng đỏ căng miệng thở ra toàn mùi rượu. Ông chồng giơ cái vỏ chai rỗng lên hể hả:

- Ăn... ăn... mừng nhà ta đã được công nhận là "Gia đình văn hóa" hiểu không?

- Văn... văn hóa cái gì! Văn hoá mà ông cứ suốt ngày say xỉn thế này hả?

- Thế... mà nhà ta vẫn được công nhận "văn hóa" mới... oai chứ! Ông trưởng thôn nói nhà ta là gia đình cuối cùng của thôn được công nhận danh hiệu này đấy. Nhờ vậy mà thôn ta 100% đạt tiêu chuẩn "gia đình văn hóa". Vì thế nhất định phải ăn mừng thật hoành tráng mới được. Bà ra chuồng bắt ngay con gà mái đang dọn ổ đẻ làm thịt đi...

- Ông đừng có mà mơ! Con gà ấy tôi để nuôi cho nó đẻ lấy trứng cho thằng cu Tít đấy!

- Thế... thế... nhà ta biết ăn mừng bằng cái gì hả?

Ông chồng hỏi lại. Bà vợ mặt mũi lầm lì bảo:

- Để tôi gọi thằng lớn về bảo nó chui rào lẻn sang nhà bà hàng xóm vặt trộm cho ông mấy quả chuối xanh mà nhắm rượu ăn mừng vậy!

Ông chồng cáu:

- Chuối xanh chát xít nhắm rượu thế quái nào được?

Bà vợ bảo:

- Thì... thằng Chí Phèo ngày xưa nó vẫn nhắm rượu bằng chuối xanh đấy thôi...

Ông chồng quát:

- Nhưng tôi không phải là thằng Chí Phèo mà uống rượu với chuối xanh... tôi nhắm rượu với thịt gà mái tơ cơ. Đi bắt gà giết thịt ngay đi nhanh lên trưa rồi. Vợ viếc gì mà chồng mới nói một câu cãi lại đến ba bốn câu thế còn ra cái thể thống gì nữa. Bà nên nhớ từ hôm nay trở đi gia đình ta là "gia đình văn hóa" đấy! Hiểu không?

Đến nước này thì bà vợ không chịu được nữa quát lại:

- Có mà là vô văn hóa! Cứ như ông thì nên đổi lấy danh hiệu "gia đình vô văn hóa" cho rồi...

Ông chồng cáu tiết đập cái vỏ chai xuống sàn nhà "choang" một cái vỡ tan làm thằng cu Tít hoảng sợ khóc thét lên. Hai vợ chồng cãi nhau ầm ĩ cả xóm. Giữa lúc đó thằng con lớn từ đâu chạy về. Nó vội đóng sập ngay cửa lại rồi bảo bố mẹ:

- Bác trưởng thôn bảo con chạy ngay về nói với bố mẹ cãi nhau thì cũng nho nhỏ thôi! Đóng cửa lại mà cãi nhau. Tức giận có đập cái gì thì cho vào bao mà đập cho nó khỏi vang. Nhà ta vừa mới được công nhận là "gia đình văn hóa" đấy bố mẹ ạ!

GIẢN DỊ VÀ TIẾT KIỆM

Bà Nguyễn Thị Liên, nguyên cán bộ Văn phòng Phủ Chủ tịch, kể lại rằng: Khi làm việc ở văn phòng Bác, đôi khi bà còn đảm nhận việc khâu, vá quần áo, chăn, màn, áo gối cho Bác. Công việc này giúp bà có điều kiện được gần Bác và học tập được rất nhiều.

Áo Bác rách, có khi vá đi vá lại, Bác mới cho thay. Chiếc áo gối màu xanh hoà bình của Bác, được ông Cần (người phục vụ Bác) đưa bà vá đi vá lại. Cầm chiếc áo gối của Bác, bà rưng rưng nước mắt, bà nói với ông Cần thay áo gối khác cho Bác dùng nhưng Bác chưa đồng ý. Người vẫn dùng chiếc áo gối vá.

Những năm tháng giúp việc ở văn phòng Bác bà đã có những kỷ niệm không bao giờ quên.

Bà còn kể rằng:

Ở Việt Bắc, có một buổi Bác đi công tác về muộn, về qua văn phòng, Bác nghỉ lại một lát vì mệt. Đồng chí Hoàng Hữu Kháng, bảo vệ của Bác nói với bà:

- Bác mệt không ăn được cơm. Cô nấu cho Bác bát cháo.

Bác đang nằm nghỉ nghe thấy thế liền bảo bà:

- Cô nấu cháo cho Bác bằng cơm nguội ấy, vừa chóng chín, vừa tiết kiệm được gạo, khỏi bỏ phí cơm thừa.

Câu chuyện bà kể khiến chúng tôi xúc động và thương Bác quá chừng. Bác thật giản dị và tiết kiệm, chắt chiu như người cha lo cho một gia đình lớn, như cảnh nhà đông con mà còn túng thiếu. Chiếc áo gối vá, bát cháo nấu bằng cơm nguội của vị Chủ tịch nước có tác động lớn đến suy nghĩ của mỗi con người nhất là hiện nay, Đảng và Nhà nước ta thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh”.

Bài học kinh nghiệm

Câu chuyện nhỏ trên thấy rằng chúng ta cần noi gương ở Bác đức tính giản dị và tiết kiệm. Tiết kiệm có thể giúp những người còn khó khăn hơn chúng ta, giúp cho những người thật sự cần giúp đỡ, như thế ta sẽ vui mà người nhận cũng sẽ cùng vui.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm