mấy bạn tóm tắt những kiến thức chính từ bài 13 đến bài 18 cho mình với

2 câu trả lời

Bài 13 :

1. Quyền được bảo vệ:

+ Được khai sinh và có quốc tịch.

+ Được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, danh dự, nhân phẩm

2. Quyền được chăm sóc:

+ Trẻ em được chăm sóc, nuôi dạy, được bảo vệ sức khoẻ.

+ Được sống chung với cha mẹ và hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình.

3. Quyền được giáo dục:

+ Trẻ em có quyền được học tập, được dạy dỗ.

+ Được vui chơi giải trí, tham gia hoạt động văn hoá thể thao.

4. Nghĩa vụ của trẻ em:

- Yêu tổ quốc, có ý thức xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN.

- Tôn trọng pháp luật, tôn trọng tài sản của người khác.

- Yêu quý, kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, lễ phép với người lớn

- Chăm chỉ học tập, hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục.

- Không đánh bạc, uống rượu, hút thuốc và dùng các chất kích thích có hại cho sức khoẻ.

Bài 14 :

1. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên là gì?

- Môi trường là toàn bộ những điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người có tác động đến đời sống, sự tồn tại phát triển của con người và thiên nhiên.

- Tài nguyên thiên nhiên là những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ đời sống của con người.

* Tài nguyên thiên nhiên là một bộ phận thiết yếu của môi trường; Các hoạt động kinh tế khai thác tài nguyên thiên nhiên dù tốt hay xấu đều có tác động đến môi trường.

2. Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên

- MT và TNTN là yếu tố cơ bản để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.

- Tạo cho con người phương tiện để sinh sống, phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần.

3. Bảo vệ Môi trường và tài nguyên thiên nhiên

- Bảo vệ môi trường là giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp đảm bảo cân bằng sinh thái, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra.

- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là khai thác sử dụng hợp lí và thường xuyên tu bổ, tái tạo những tài nguyên có thể phục hồi được.

4. Trách nhiệm của công dân và học sinh

- Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lí.

- Không làm ô nhiễm nguồn nước, không khí. Bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm.

- Tích cực trồng và bảo vệ cây xanh.

- Xử lí rác chất thải đúng quy định...

Bài 15 :

1. Khái niệm:

- Di sản văn hóa là sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Có 2 loại di sản văn hóa, đó là:

- Di sản văn hóa phi vật thể: là những sản phẩm tinh thần có giá trị về lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác.

- Di sản văn hóa vật thể: là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, bao gồm các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia.

+ Di tích lịch sử văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.

+ Danh lam thắng cảnh: là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị Lịch sử thẩm mĩ, khoa học.

2. Ý nghĩa:

- Di sản văn hóa là cảnh đẹp của đất nước, là tài sản của dân tộc.

- Di sản văn hóa thể hiện truyền thống, công sức, kinh nhgiệm sống của dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

- Bảo vệ di sản văn hóa để làm cơ sở cho thế hệ sau phát huy và phát triển.

- Phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc, góp phần làm phong phú kho tàng di sản văn hóa thế giới.

3. Những qui định của pháp luật:

- Cấm chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hóa.

- Cấm huỷ hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản.

- Cấm xây dựng lấn chiếm, đào bới đất thuộc di sản văn hóa.

- Cấm mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái pháp các di vật, cổ vật.

- Cấm lợi dụng di sản để làm những việc trái pháp luật.

Bài 16 :

1. Khái niệm:

- Tín ngưỡng: là lòng tin vào một điều thần bí như thần linh, thượng đế, chúa trời.

- Tôn giáo: là hình thức tín ngưỡng có hệ thống, tổ chức. Với những quan niệm giáo lí và các hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái.

VD: Đạo phật, thiên chúa giáo, tinh lành, cao đài, hoà hảo, đạo hồi...

- Mê tín dị đoan: Là tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên: Bói toán, chữa bệnh bằng phù phép....dẫn đến hậu quả xấu.

2. Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo:

- Công dân có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng, tôn giáo nào.

- Người theo một tín ngưỡng hay một tôn giáo nào đó có quyền thôi không theo nữa hoặc bỏ theo tín ngưỡng tôn giáo khác mà không ai được cưỡng bức hoặc cản trở.

3. Trách nhiệm của công dân:

Tôn trọng các nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo

Không được bài xích gây mất đoàn kết, chia rẽ những người có tín ngưỡng, tôn giáo…

* Nhà nước nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo để làm những điều trái pháp luật.

Bài 17 :

Thông tin sự kiện:

a. Nhà nước:

- Ra đời 2.9.1945 do Bác Hồ làm chủ tịch nước, tên gọi là nước VN dân chủ cộng hoà. Là thành quả của cuộc cách mạng tháng 8 1945 do ĐCS Việt Nam lãnh đạo.

- 1975 giải phóng thống nhất đất nước cả nước quá độ đi lên CNXH.

- Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân

b. Phân cấp bộ máy nhà nước(4 cấp)

Trung ương

Tỉnh (TP trực thuộc TW)

Huyện (Quận, TX, TP thuộc tỉnh)

Xã (phường, TT)

* Bộ máy nhà nước cấp TW gồm có: Quốc hội, chính phủ, TAND tối cao, VKSND tối cao

* Cấp tỉnh gồm:

- HĐND Tỉnh (TP)

- UBND Tỉnh (TP)

- TAND Tỉnh (TP)

- VKSND Tỉnh (TP)

* Cấp huyện gồm;

- HĐND Huyện (Quận, TX)

- UBND Huyện (Quận, TX)

- TAND Huyện(Quận. TX)

- VKSND Tỉnh (Quận. TX)

* Cấp xã Phường, thị trấn gồm:

- HĐND xã

- UBND xã

3. Phân công bộ máy nhà nước:

a. Phân công các cơ quan của bộ máy nhà nước.

+ Các cơ quan quyền lực đại biểu của nhân dân, do nhà nước bầu ra, bao gồm: Quốc hội, HĐND các cấp (cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã)

- Các cơ quan hành chính nhà nước bao gồm: Chính phủ và UBND các cấp

- Cơ quan xét xử bao gồm TAND tối cao, TAND tỉnh (TP trực thuộc TW) và các TAND huyện (quận. Txã, TP thuộc tỉnh), Các TA quân sự

- Cơ quan kiểm sát bao gồm VKSND tối cao, VKSND tỉnh (TP trực thuộc TW), VKSND (huyện, quận, txã, TP thuộc tỉnh), các VKS quân sự

b. Chức năng và nhiệm vụ của cơ quan nhà nước:

- Quốc hội

- Chính phủ

- HĐND

- UBND

1. Nhà nước VN là nhà nước của dân, do dân, vì dân

2. Nhà nước ta do ĐCS lãnh đạo

3. Bộ máy nhà nước có 4 cơ quan:

- Cơ quan quyền lực do nhân dân bầu ra

- Cơ quan hành chính nhà nước

- Cơ quan xét xử

- Cơ quan kiểm sát

4. Quyền và nghĩa vụ công dân:

- Có quyền và trách nhiệm giám sát, góp ý kiến và hoạt động của các đại biểu và các cơ quan đại diện do mình bầu ra, đồng thời có nghĩa vụ thực hiện các chính sách pháp luật tốt của nhà nước, bải vệ các cơ quan nhà nước giúp đỡ cán bộ nhà nước thi hành công vụ.

Bài 18 :

1. Nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND xã (phường, thị trấn)

HĐND xã (p.tt) do nhân dân bầu ra

* Nhiệm vụ và quyền hạn:

- QĐ những chủ trương và biện pháp quan trọng ở địa phương như:

+ Xây dựng kinh tế xã hội

+ Cũng cố an ninh, quốc phòng

+ Cải thiện đời sống vật chất và tin thần của nhân dân, làm tròn nhiệm vụ của địa phương

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của UBND xã (p, tt):

- UBND do HĐND bầu MUBND ra

* Nhiệm vụ và quyền hạn:

- Quản lí nhà nước ở địa phương các lĩnh vực

- Tuyên truyền và giáo dục pháp luật

- Đảm bảo an ninh trật tự ATXH

- Phòng chống thiên tai, bảo vệ tài sản

- Chống tham nhũng và tệ nạn xh

- UBND và HĐND xã (P.TT) là cơ quan chính quyền cấp cơ sở

NỘI DUNG BÀI HỌC

* HĐND xã (P, TT) do nhân dân bầu ra chịu trách nhiệm trước dân về: Ổn định kinh tế, nâng cao đời sống,củng cố quốc phòng, an ninh.

* UBND xã (p, tt) do HĐND bầu ra có nhiệm vụ: Chấp hành nghị quyết của HĐND, là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương

* HĐND và UBND là cơ quan nhà nước của dân, do dân, vì dân

* Trách nhiệm của công dân:

- Tôn trọng và bảo vệ, làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ đối với nhà nước, chấp hành nghiêm chỉnh qui định của pháp luật, của chính quyền địa phương.

Bai 13 : * tre em co quyen đuoc bao ve : bao ve thinh mang danh du va nhan pham . Tre em co quyen chăm soc : đc nuôi day phat trien đc song vs cha me tre em ko noi nuong tua đc nha nuoc xa hoi cham soc . Va tre em co quyen đc giao duc : đc hoc tap vui choi 

              * bon phan yeu quy kinh trong nguoi lon phap luat nha nươc cham chi hoc ngoan ngoan

Bai 14 : Tai nguyen thien nhien la cua cai vat chat co san trong tu nhienma con nguoi co the khai thac che bien san xuat su dung phuc vu cho doi song con nguoi . Moi truong va tai nguyen thien nhien rat quan trong vs con nguoi . Bao ve chung la bao đam can bang he sinh thai  giu cho moi truong xanh sach dep va cung bao ve cgung ta

Bai 15 : Di dan van hoa bao gomdi san hoa phi vat the san pham tinh than co gtri lich su van hoa khoa hoc đc luu truyen nhieu the he nhieu doi .

Bai 16 : Ton giao la hinh thuc tin nguong co he thong to chuc giao li the hien su tin nguong sung bai than linh va nhung hinh thuc the hien nhung sung bai ay  . Ton giao Đao phât dao Thien Chua đao Tin Lanh

Bai 17 : Nha nươc Cong hoa xa hoi chu nghia VN la Na nuoc cua nhan dan do dan vi dan 

Bai 18 bn tu lm nhe mk chua nghi ra

Mk cx ko co thoi gian đe viet chi tiet hon bn nhe

Câu hỏi trong lớp Xem thêm