Mặt trời xuống biển như hòn lửa. Sóng đã cài then, đem sập cửa. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi. Câu hát căng buồm cùng gió khơi. Và Câu hát căng buồm với gió khơi Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời Mặt trời đội biển nhô màu mới Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi. c. Những hình ảnh nào xuất hiện ở cả hai khổ thơ trên? Sự lặp lại như vậy có ý nghĩa ntn đối với việc thể hiện chủ đề và giá trị biểu cảm của bài thơ?
2 câu trả lời
-Những hình ảnh xuất hiện ở cả hai khổ thơ: Mặt trời, Câu hát và Đoàn thuyền
-Ý nghĩa:
+Mặt trời là biểu tượng của thời gian, là điểm giao thoa giữa ngày và đêm. Nếu ở đầu bài thơ, mặt trời biểu thị thời điểm chập tối, cũng là lúc người ngư dân bắt đầu ngày lao động mới của mình; thì mặt trời ở khổ thơ cuối lại tượng trưng cho buổi sáng sớm- thời khắc buổi đánh cá vất vả đang dần kết thúc. Hình ảnh mặt trời đã được Huy Cận sử dụng như một biểu tượng thời gian cho ngày lao động của người dân chài.
+Câu hát: Câu hát ở khổ thơ đầu được cất lên như một bài ca lao động: họ ca hát để mong một đêm chài lưới bội thu. Còn câu hát ở khổ thơ cuối lại được vang lên như một khúc ca khải hoàn, hân hoan trước thành quả lao động sau một đêm dài đầy vất vả.
+Đoàn thuyền: biểu trưng cho sự đoàn kết trong lao động của những người dân chài. Ở đây, họ không một mình lẻ bóng đối diện với sự hùng tráng của thiên nhiên vạn vật buổi đêm, mà ngược lại, đó là một "đoàn". Họ cùng nhau vượt qua gian truân, cùng nhau hưởng thụ thành quả. Có lẽ đó là dụng ý của Huy Cận trong việc lặp lại hai lần hình ảnh đoàn thuyền ở khổ thơ đầu và khổ thơ cuối.
Chúc bạn học tốt