Loài cà chua có 2n=24 . câu 1: 1 tế bào của loài quả nguyên phân liên tiếp 8 lần xác định. Câu a: số tế bào con được hình thành. Câu b: Có bao nhiêu NST trong tế bào con. Câu c: Số NST đơn mới cần cung cấp . Câu d: số thôi vô sắt xuất hiện qua cả quá trình. Câu 2: 3,125% số tế bào con nói trên đều tiếp tục liên phân 3 lần xác định . Câu a: có bao nhiêu tế bào con được sinh ra từ nhóm tế bào trên. Câu b: Số NST đơn môi trường cần cung cấp cho tế bào này liên phân. Câu c: số thôi vô sắt bị hủy từ nhóm tế bào đó.

2 câu trả lời

Đáp án:

1.

a.

- Số tế bào con được hình thành sau khi nguyên phân là:

$2^{8}$ = 256 tế bào

b.

- Số NST trong các tế bào con là:

2n x 256 = 24 x 256 = 6144 NST

c.

- Số NST môi trường cung cấp cho nguyên phân là:

2n x ($2^{8}$ - 1) = 6120 NST

d.

- Số thoi vô sắc xuất hiện trong cả quá trình là:

$2^{8}$ - 1 = 255 thoi vô sắc

2.

Xin lỗi câu này mình không biết ạ!!

 

Câu 1:

a. Số tế bào con được hình thành là: 2^8 = 256 tế bào.

b. Số NST trong tế bào con: 256*24 = 6144 NST.

c, Số NST môi trường cung cấp là: (2^8 - 1)*24 = 6120 NST.

d, Số thoi vô sắc xuất hiện: 2^8 - 1 = 255.

*Lưu ý giải thích công thức này:

Vì dụ nguyên phân 1 lần sẽ có 1 thoi phân bào xuất hiện.

Nguyên phân 2 lần sẽ có 1 + 2 thoi phân bào xuất hiện.

Nguyên phân 3 lần sẽ có 1 + 2 + 4 thoi phân bào xuất hiện.

Dùng phương pháp quy nạp trong toán học ta sẽ chứng minh được công thức n lần nguyên phân sẽ xuất hiện 2^n - 1 thoi phân bào xuất hiện.

Câu 2: Liên phân? Em có viết nhầm không, là nguyên phân hay giảm phân. Em viết lại để chị có thể làm giúp em nhé.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Câu 1. Phương án nào sau đây không đúng với quy tắc giao thông đường bộ? A. Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường. B. Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi từ bên trái. D. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Câu 2. Bình đang điều khiển xe đạp trên đường một chiều, đến gần đoạn đường giao nhau với ngã tư có cắm biển báo hiệu “cấm rẽ phải”, Bình thấy tín hiệu đèn xanh bật sáng và một chú cảnh sát giao thông đang đứng hướng về hướng Bình, ra hiệu lệnh hai tay dang ngang. Trong trường hợp này Bình phải đi như thế nào là đúng với quy tắc giao thông? A. Tiếp tục điều khiển xe về phía trước với tốc độ nhanh hơn. B. Tiếp tục điều khiển xe về phía trước với tốc độ chậm hơn. C. Giảm tốc độ và dừng lại trước vạch dừng xe. D. Giảm tốc độ, giơ tay xin đường, chú ý quan sát và rẽ sang đường bên phải. Câu 3. Hằng ngày, bố vẫn chở Hoàng (học lớp 6) đến trường nhưng sáng nay xe bị hỏng. Bố đã bảo Hoàng sang nhờ cô chú hàng xóm tiện đường đi làm chở Hoàng đi cùng cho kịp giờ (cô chú đi chung xe mô tô). Trong trường hợp này, Hoàng có được đi cùng xe với cô chú không? A. Không được đi chung vì chỉ được chở tối đa một người. B. Không được đi chung vì chỉ được chở thêm 01 trẻ em dưới 7 tuổi. C. Được đi chung nhưng bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm. D. Được đi chung và không cần mũ bảo hiểm. Câu 4. Hãy lựa chọn phương án đúng nhất để bảo đảm an toàn khi điều khiển xe đạp điện trên đường trơn trượt. A. Giữ vững tay lái, di chuyển với tốc độ chậm, giữ đều ga và không phanh gấp. B. Giữ vững tay lái, di chuyển với tốc độ nhanh, tăng giảm ga theo độ trơn của đường và và không phanh gấp. C. Thả lỏng tay lái, di chuyển với tốc độ chậm, giữ đều ga và sẵn sàng phanh gấp khi trơn trượt. D. Giữ vững tay lái, di chuyển với tốc độ chậm, tăng giảm ga theo độ trơn của đường và sẵn sàng phanh gấp khi trơn trượt.

2 lượt xem
2 đáp án
8 giờ trước