Liệt kê những kiến thức TRỌNG TÂM của hóa 8 và học kì I hóa 9

1 câu trả lời

CHƯƠNG 1: CHẤT, NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ

I. CHẤT

1. Vật thể và chất:

Chất là những thứ tạo nên vật thể

Vật thể:

Vật thể tự nhiên: cây, đất đá, quả chuối…

Vật thể nhân tạo: con dao, quyển vở…

2. Tính chất của chất:

  • Mỗi chất đều có những tính chất đặc trưng( tính chất riêng).
  • Tính chất của chất:

Tính chất vật lý: màu, mùi, vị, khối lượng riêng, to, tonc, trạng thái

Tính chất hóa học: sự biến đổi chất này thành chất khác

3. Hỗn hợp:

Hỗn hợp: là gồm nhiều chất trộn lẫn với nhau: không khí, nước sông…

+ Tính chất của hỗn hợp thay đổi.

+ Tính chất của mỗi chất trong hỗn hợp là không thay đổi.

+ Muốn tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp phải dựa vào tính chất đặc trưng khác nhau của các chất trong hỗn hợp.

Chất tinh khiết: là chất không có lẫn chất khác: nước cất…

II. NGUYÊN TỬ:

III. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC:

1. Định nghĩa: Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.

2. Kí hiệu hóa học:

Kí hiệu hóa học: thường lấy chữ cái đầu (in hoa) tên Latinh, trường hợp nhiều nguyên tố có chữ cái đầu giống nhau thì kí hiệu hóa học của chúng có thêm chữ thứ hai (viết thường). (tr.42)

Ví dụ: Cacbon: C, Canxi: Ca, Đồng: Cu

Ý nghĩa của kí hiệu hóa học Chỉ Nguyên tố hóa học đã cho, chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó.

Ví dụ: 2O: Hai nguyên tử Oxi.

3. Nguyên tử khối

NTK: Là khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị Cacbon (đvC)

1đvC = khối lượng của một nguyên tử Cacbon

1đvC = 1,9926.10-23 = 1,6605.10-24g = 1,6605.10-27 kg

Ví dụ: NTK C = 12đvC, O = 16 đvC

4. Phân tử: Là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.

5. Phân tử khối: Là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị cacbon, bằng tổng nguyên tử NTK của các nguyên tử trong phân tử.

VD: PTK của H2O= 1.2+16 = 18 đvC

IV. ĐƠN CHẤT – HỢP CHẤT:

1. Đơn chất: Là những chất được tạo nên từ một nguyên tố hóa học.

Đơn chất:

Kim loại: Al, Fe, Cu… C, S, P…

Phi kim: O2, N2, H2

2. Hợp chất: Là những chất được tạo nên từ 2 hay nhiều nguyên tố hóa học (H2O, NaCl, H2SO4)

V. CÔNG THỨC HÓA HỌC:

1. Ý nghĩa của công thức hóa học (CTHH)

Những nguyên tố nào tạo thành chất.

Số nguyên tử của mỗi nguyên tố tạo thành một phân tử chất.

Phân tử khối của chất.

2. Công thức hóa học của đơn chất:

3. Công thức hóa học của hợp chất: gồm kí hiệu hóa học của những nguyên tố tạo thành phân tử hợp chất, có ghi chỉ số ở chân kí hiệu. (VD: H2O, NaCl, H2SO4) AxBy

4. Công thức hóa học của hợp chất: gồm kí hiệu hóa học của những nguyên tố tạo thành phân tử hợp chất, có ghi chỉ số ở chân kí hiệu. (VD: H2O, NaCl, H2SO4) AxBy

VI. HÓA TRỊ

1. Khái niệm: Hóa trị của một nguyên tố (nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố đó với nguyên tử nguyên tố khác. (Bảng 1 tr.42).

Hóa trị được ghi bằng chữ số La Mã và được xác định theo hóa trị của H bằng I. Hóa trị của O bằng II.

Ví dụ: HCl thì (Cl:I ), NH3 thì (N:III ), K2O thì (K: I), Al2O3 thì (Al: III ).

2. Quy tắc hóa trị:

Ta có: a.x = b.y hay

3. Áp dụng quy tắc hóa trị:

  • Tính hóa trị của một nguyên tố:

+ Ví dụ: Tính hóa trị của Al trong hợp chất Al2O3

Gọi hóa trị của Al là a.

Ta có: => a.2 = II.3 => a = 3. Vậy Al (III)

Lập công thức hóa học của hợp chất theo hóa trị:

Lập công thức hóa học của sắt oxit, biết Fe (III).

Lập công thức hóa học của hợp chất gồm Na (I) và SO4(II).

CHƯƠNG 2: PHẢN ỨNG HÓA HỌC

I. SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT

1. Hiện tượng vật lí: là hiện tượng chất bị biến đổi về hình dạng hoặc bị biến đổi về trạng thái (rắn, lỏng, khí) nhưng bản chất của chất vẫn không thay đổi (không có sự tạo thành chất mới).

Ví dụ: chặt dây thép thành những đoạn nhỏ, tán thành đinh

2. Hiện tượng hóa học: là hiện tượng có sự biến đổi chất này thành chất khác, nghĩa là có sinh ra chất mới.

Ví dụ: đốt cháy than (cacbon) tạo ra khí cacbonic

II. PHẢN ỨNG HÓA HỌC

Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này (chất phản ứng) thành chất khác (sản phẩm phản ứng)

Trong phản ứng hóa học, các nguyên tử được bảo toàn, chỉ liên kết giữa các nguyên tử bị thay đổi, làm phân tử chất này biến thành phân tử chất khác

Ví dụ: phản ứng xảy ra khi nung vôi: CaCO3  CaO + CO2

Trong đó: Chất phản ứng: CaCO3

Chất sản phẩm: CaO, CO2

Dấu hiệu nhận biết có phản ứng xảy ra: có chất mới tạo thành có tính chất khác với chất phản ứng (màu, mùi, vị, tỏa nhiệt, phát sáng…)

III. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG

1. Định luật bảo toàn khối lượng: trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất phản ứng

Áp dụng: A + B → C + D

mA + mB = mC + mD

Ví dụ bài tập minh họa: Biết rằng canxi oxit (vôi sống) CaO hoá hợp với nước tạo ra canxi hiđroxit (vôi tôi) Ca(OH)2, chất này tan được trong nước, cứ 56 g CaO hoá hợp vừa đủ với 18 g H2O. Bỏ 2,8 g CaO vào trong một cốc lớn chứa 400 ml nước tạo ra dung dịch Ca(OH)2, còn gọi là nước vôi trong.

a) Tính khối lượng của canxi hiđroxit.

b) Tính khối lượng của dung dịch Ca(OH)2, giả sử nước trong cốc là nước tinh khiết.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Cứ 56 g CaO hóa hợp vừa đủ với 18 g H2O

Vậy 2,8 g CaO hóa hợp vừa đủ với x g H2O

→ x = 2,8/56x18 = 0,9(g)

Công thức khối lượng của phán ứng:

mCaO + mH2O = mCa(OH)2

Khối lượng canxi hiđroxit được tạo ra bằng:

mCa(OH)2 = 2,8 + 0,9 =3,7 (g)

b. Khối lượng của dung dịch Ca(OH)2 bằng khối lượng của CaO bỏ vào cốc công với khối lượng của 400 ml nước trong cốc. Vì là nước tinh khiết có D= 1 g/ml,nên khối lượng của dung dịch bằng:

mdung dịch Ca(OH)2 = 2,8 + 400 = 402,8 (g)

IV. PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC:

Phương trình hóa học là sự biểu diễn phản ứng hóa học bằng công thức hóa học

Ví dụ: Phản ứng sắt tác dụng với oxi:

3Fe + 2O2  Fe3O4

  • Các bước lập phương trình hóa học:

+ B1: Viết sơ đồ của phản ứng: Al + O2 -----> Al2O3

+ B2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố: Al + O2-----> 2Al2O3

+ B3: Viết phương trình hóa học: 4Al + 3O2  2Al2O3

CHƯƠNG 3: MOL-TÍNH TOÁN HÓA HỌCCHƯƠNG 4: OXI-KHÔNG KHÍ

I. Tính chất của oxi 

1. Tính chất vật lí

Là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí. Oxi hóa lỏng ở nhiệt độ -183oC, oxi ở thể lỏng có màu xanh nhạt.

2. Tính chất hóa học

Oxi là một đơn chất phi kim hoạt động mạnh, đặc biệt là ở nhiệt độ cao, dễ dàng tham gia phản ứng hóa học với nhiều phi kim, nhiều kim loại và hợp chất.

a. Tác dụng với phi kim (S, N, P…)

S + O2  SO2 (cháy sáng ngọn lửa màu xanh nhạt)

b. Tác dụng với kim loại

Oxi có thể tác dụng với hầu hết các kim loại dưới tác dụng của nhiệt độ để tạo ra các oxit (trừ một số kim loại Au, Ag, Pt oxi không phản ứng

2Mg + O2  2MgO

2Zn + O2  2ZnO

3Fe + 2O2  Fe3O4

c. Tác dụng với hợp chất

2H2S + 3O2  2SO2 + 2H2O

C2H4 + 3O2  2CO2+ 2H2O

II. Sự oxi hóa- Phản ứng hóa hợp - Ứng dụng của oxi

1. Sự oxi hóa

Là sự tác dụng của oxi với một chất

2. Phản ứng hóa hợp

Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

Phản ứng cần nâng nhiệt độ lên để khơi mào phản ứng lúc đầu, các chất sẽ cháy, tỏa nhiều nhiệt gọi là phản ứng tỏa nhiệt.

III. Oxit

1. Định nghĩa

Oxit là hợp chất của ha nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi

2. Phân loại:

a. Oxit axit:

Thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit

Vd: SO3 tương ứng với axit H2SO4

b. Oxit bazơ

Thường là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ

NaO tương ứng với NaOH

3. Cách gọi tên:

Tên oxit = tên nguyên tố + oxit

Nếu kim loại có nhiều hóa trị

Tên oxit = tên kim loại (hóa trị) + oxit

VD:

FeO: sắt (II) oxit

Công thức Fe2O3 có tên gọi l : sắt (III) oxit

Nếu phi kim có nhiều hóa trị

Tên gọi = tên phi kim + oxit

Dùng các tiền tố ( tiếp đầu ngữ) chỉ số nguyên tử

Mono: một + Đi: hai

Tri: ba + Tetra: bốn + Penta: năm

VD: CO: cacbon monooxit

CO2: cacbon đioxit

SO2: lưu huỳnh đioxit

IV. Điều chế khí oxi - Phản ứng phân hủy

1. Điều chế oxi

a. Trong phòng thí nghiệm

Đun nóng hợp chất giâu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao như kali pemanganat KMnO4 hoặc kali clorat KClO3 trong ống nghiệm, oxi thoát ra theo

2KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + O2

2KClO3  2KCl + 3O2

b. Trong công nghiệp

Sản xuất từ không khí:

hóa lỏng không khí ở nhiệt độ thấp và áp suất cao. Trước hết thu được Nitơ (-196°C) sau đó là Oxi (- 183°C)

Sản xuất từ nước: điện phân nước

2. Phản ứng phân hủy

Là phản ứng hóa học trong đó từ một chất sinh ra nhiều chất mới.

Thí dụ: 2KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + O2

V. Không khí - Sự cháy 

1. Không khí

Không khí là một hỗn hợp khí trong đó oxi chiếm khoảng 1/5 thể tích. Cự thể oxi chiếm 21% thể tích, 78% nitơ, 1% là các khí khác

2. Sự cháy và sự oxi hóa chậm

  • Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng
  • Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng
  • Trong điều kiện nhất định, sự oxi hóa chậm có thể chuyển thành sự cháy

CHƯƠNG 5: HIDRO - NƯỚC

I. Tính chất - Ứng dụng của Hiđro

1. Tính chất vật lý

Là chất khí không màu, không mùi, không vị, nhẹ nhất trong các khí, tan rất ít trong nước

2. Tính chất hóa học

a. Tác dụng với oxi

2H2 + O2  2H2O

Hỗn hợp sẽ gây nổ nếu trộng hidrơ và oxi theo tỉ lệ thể tích 2:1

b. Tác dụng với đồng oxit CuO

Bột CuO màu đen chuyển thành lớp kim loại đồng màu đỏ gạch và có những giọt nước tạo thành trên thành cốc

H2 + CuO  Cu + H2O

II. Điều chế khí Hiđrơ - Phản ứng thế

1. Điều chế hidrơ

a. Trong phòng thí nghiệm

Cho kim loại (Al, Fe,….) tác dụng với dung dịch axit (HCl, H2SO4)

Thí dụ: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

b. Trong công nghiệp

Hidro được điều chế bằng cách điện phân nước hoặc dùng than khử oxi của H2O

Phương trình hóa học: 2H2O  2H2 + O2

2. Phản ứng thế

Phản ứng thế là phản ứng hóa học của đơn chất và hợp chất trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất

Thí dụ: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

III. Nước

1. Tính chất vật lý

Là chất lỏng không màu (tuy nhiên lớp nước dày có màu xanh da trời), không mùi, không vị. sôi ở 100°C (p = 760 mmHg), hóa rắn ở 0°C.

Có thể hòa tan được nhiều chất rắn (muối ăn, đường,…), chất lỏng (cồn, axit), chất khí (HCl,…)

2. Tính chất hóa học

Tác dụng với kim loại: nước có thể tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường như Ca, Ba, K,…

Phương trình hóa học:

K + H2O → KOH + H2

Tác dụng với mốt số oxit bazo như CaO, K2O,… tạo ra bazơ tương ứng Ca(OH)2, KOH,…

Dung dịch bazơ làm quỳ tím chuyển xanh

Thí dụ: K2O + H2O → 2KOH

Dung dịch axit làm quỳ tím chuyển đỏ

Thí dụ: SO3 + H2O → H2SO4

IV. Axit - Bazơ - Muối

1. Axit

a. Khái niệm

Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hihdro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hidro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại

b. CTHH: gồm một hay nhiều nguyên tử H và gốc axit

c. Phân loại: 2 loại

  • Axit không có oxi: HCl, H2S,…
  • Axit có oxi: H2SO4, H2CO3,…

d. Tên gọi

  • Axit không có oxi

Tên axit = axit + tên phi kim + hidric

VD: HCl: axit clohidric. Gốc axit tương ứng là clorua

  • Axit có oxi

+ Axit có nhiều oxi:

Tên axit = axit + tên phi kim + ic

Thí dụ: H2SO4: axit sunfuric. Gốc axit: sunfat

+ Axit có ít oxi:

Tên axit = axit + tên phi kim + ơ

Thí dụ: H2SO3: axit sunfuro. Gốc axit sunfit

2. Bazơ

a. Khái niệm:

Phân tử bazơ gồm có môt nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (-OH).

b. Công thức hóa học: M(OH)n, n: số hóa trị của kim loại

c. Tên gọi:

Tên bazơ = tên kim loại ( kèm hóa trị nếu có nhiều hóa trị) + hiđroxit

Thí dụ: Fe(OH)2: sắt (II) hidroxit

d. Phân loại

Bazơ tan trong nước gọi là kiềm.

Thí dụ: NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2.

Bazơ không tan trong nước.

Thí dụ: Cu(OH)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3,…

3. Muối

a. Khái niệm

Phân tử muối có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với môht hay nhiều gốc axit

b. CTHH: gồm 2 phần: kim loại và gốc axit

Thí dụ: Na2SO4, CaCO3,…

c. Tên gọi

Tên muối = tên kim loại (kèm hóa trị nếu có nhiều hóa trị) + tên gốc axit

Thí dụ: Na2SO4: natri sunfat

d. Phân loại

Muối trung hòa: là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử hiđro có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại

Thí dụ: Na2SO4, CaCO3,…

Muối axit: là muối trong đó gốc axit còn nguyên tử hiđro H chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại. Hóa trị của gốc axit bằng số nguyên tử hidro đã được thay thế bằng các nguyên tử kim loại.

Thí dụ: NaHSO4, NaHS, NaHSO3,…

V. Câu hỏi bài tập tự luyện chương IV

Bài 1: Phân loại các oxit sau thuộc oxit bazo, oxit axit

MgO, FeO, SO2, Al2O3, SO3, P2O5, Na2O, BaO, ZnO, CO2, N2O, N2O5, SiO2, CaO,

Bài 2: Viết công thức các axit hoặc bazo tương ứng với các oxit sau: FeO, Al2O3, SO2, SiO2, SO3, CO2, P2O5, N2O5, Fe2O3, ZnO, BaO

Bài 3: Cho các công thức hóa học sau: phân loại và gọi tên, SO2, Fe2O3, CaCO3, K2CO3, CuO, K2O, HCl, CuSO4, Fe(OH)3, H3PO4, Ba(OH)2, Al(OH)3, Al2O3, CuO, CO2, NO, KHSO3, N2O5, SO3, P2O5, HNO3, H2O, Fe(NO3)3, Fe2(SO4)3, Na3PO4, KHCO3, Ca(H2PO4)2

Bài 4: Cho các công thức hóa học sau: CaCl2, Cu2O, Na2O, KSO4, Al(SO4)3, Na2PO4, AlO3, Zn(OH)2, MgOH, MgNO3, NaCO3, CaCO3, FeSO4, FePO4

Hãy cho biết công thức hóa học nào viết sai và sửa lại cho đúng.

Bài 5: Cho biết gốc axit và tính hóa trị của gốc axit trong các axit sau:

H2S, HNO3, H2SiO3, H3PO4, HClO4, H2Cr2O7, CH3COOH

CHƯƠNG 6: DUNG DỊCH

I. Dung môi – chất tan – dung dịch

Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch.

Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi.

Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.

II. Dung dịch chưa bão hòa. Dung dịch bão hòa

Ở một nhiệt độ xác định:

  • Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa thêm chất tan
  • Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa thêm chất tan

III. Độ tan của một chất trong nước

Độ tan (kí hiệu S) của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100g nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở nhiệt độ xác định.

Công thức tính:

Trong đó: mdd = mct + mH2O

V.  NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH

1. Nồng độ phần trăm

Nồng độ phần trăm (kí hiệu C%) của một dung dịch cho ta biết số gam chất tan trong 100g dung dịch

CT: 

2. Nồng độ mol dung dich

Nồng độ mol (kí hiệu CM) của dung dịch cho biết số mol chất tan trong 1 lít dung dịch

Ví dụ 1: Hòa tan 15 gam muối vào 50 gam nước. Tình nồng độ phần trăm của dung dịch thu được:

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Ta có: mdd = mdm + mct = 50 + 15 = 65 gam

Áp dụng công thức:

Ví dụ 2: Người ta hòa tan 40 gam muối và nước được dung dịch có nồng độ 20%.

a) Tính khối lượng dung dịch nước muối thu được.

b) Tính khối lượng nước cần dùng cho sự pha chế trên.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

a) Khối lượng dung dịch nước muối thu được là:

c) khối lượng nước cần dùng cho sự pha chế trên là:

mdd - m ct = 200 - 40 = 160 gam

Ví dụ 3: Tính nồng độ mol của dung dịch khi 0,5 lit dung dịch CuSO4 chứa 100 gam CuSO4

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

Số mol của CuSO4 = 100 : 160 = 0,625 mol

Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 = 0,625 : 0,5 = 1,25M

Ví dụ 4: Tính khối lượng H2SO4 có trong 100 ml dung dịch H2SO4 2M

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

Số mol của H2SO4 là = 0,1 x 2 = 0,2 mol

Khối lượng của H2SO4 = 0,2 x 98 = 19,6 gam

Ví dụ 5: Trộn 200 ml dung dịch H2SO4 4M vào 4 lít dung dịch H2SO4 0,25M. Nồng độ mol của dung dịch mới là

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

Số mol H2SO4 2 lít dung dịch H2SO4 4M là

0,2 : 4 = 0,8 mol

Số mol H2SO4 4 lít dung dịch H2SO4 0,25M là

4 : 0,25 = 1 mol

Thể tích sau khi trộn dung dịch là: 4 + 0,2 = 4,2 lít

Nồng độ mol của dung dịch mới là: (0,8 + 1) : 4,2 = 0,43 M

 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

IV. PREPOSITIONS AND PARTICLES

1. It was very nice _________________ you to prepare and serve meals for the homeless.

2. He was very nice _________________ me. He was willing to take care ___________ my house while I was away.

3. “I’ve bought the Christmas tree you wanted.” – “Oh, thanks – that’s really kind ________ you .

4. Should you be kind _____________ him? He will forget your kindness __________ him.

5. Please be considerate _______________ your next-door neighbors. Never turn the TV up after midnight.

6. It was very considerate _______________ him to send her mother a bouquet of flowers ____________ Mother’s Day.

7. Many people decorate their homes ____________ Christmas. They buy Christmas trees and decorate them _________________ electric lights and ornaments.

8. Children believe that a fat, jolly man brings gifts____________ Christmas Eve. ________ Christmas morning, they look under the Christmas tree or in their stockings ______________ gifts ________________ him.

9. _____________________ Christmas Day, Christians go to church and sing joyful songs.

10. The shops are always crowded ___________________ Christmastime.

11. Would you like to go to Paris with us ____________________ Christmas today?

12. By tradition, people send greetings cards to their relatives and friends ____________ Tet. 13. Tet Trung Thu or the Mid-Autumn Festival is celebrated every year _________________ August 15th.

14. Passover is celebrated _________________ late March or early April.

15. Vietnamese people always have big celebrations ____________________ New Year.

16. Bye. Don’t forget our plans. Let’s see each other ___________________ the New Year.

17. _________________ Easter Sunday, young children receive some small chocolate eggs.

18. Easter egg hunts are popular _____________________ Easter.

19. Bob’s father is different ____________________ Jack’s in character and height.

20. They look much alike. We can’t distinguish one twin __________________ the other.

21. Rita was proud _________________ her success in her youth.

22. Here you are ________ last! I’ve been so worried! Thank goodness you’ve arrived safely. 23. Let me congratulate you _____________________ your excellent exam results.

24. Most girls are afraid ___________________ going out alone _______________ night.

25. We sometimes go to the theatre or the opera _________________ a friend ____________ Sunday nights.

26. It rained heavily _________________________ the night.

27. _______________________ the first night of my stay in Paris, I couldn’t get to sleep.

28. Were you satisfied ______________________ your last Christmas?

29. He was late _____________________ the show due _________________ the traffic jam. 30. This generous present was given _________________ me ________________ my parents ____________________ my 18th birthday.

31. The Youth Cultural House _____________________ Pham Ngoc Thach Street is open ___________________ public holidays.

32. What lessons can you draw _____________________ that serious mistake?

33. I am permitted to stay up late ___________________ late-night horror movies.

34. Do you often fly to Asian countries _____________ business or ____________ pleasure? 35. I have to help mum _____________ her household chores while she is __________ work. 36. Sorry, I have no time to talk to you ____________ the moment – I’m __________a hurry. 37. Thanks ____________ the present! I have always dreamt _____________ a pet goldfish!

38. We will go ________________ a trip ___________________ the museum next week.

39. I wish I could afford to go ______________ a tour ________________ Southern Vietnam.

40. Volunteers are ready to help people ______________ need _______________ being paid.

MN GIÚP TỚ VỚI Ạ

3 lượt xem
1 đáp án
9 giờ trước

Câu 1: Dãy oxit tác dụng với dd NaOH là: A. CO, SO2, CaO. B. P2O5, Al2O3, CO. C. CuO, H2O, SO3. D. CO2, SO3, Al2O3. Câu 2: Dãy oxit tác dụng với dd HCl là: A. MgO, CO, FeO. B. ZnO, Al2O3, CO2. C. CuO, H2O, SO3. D. Fe2O3, Al2O3, CuO. Câu 3: Dãy chất đều tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là: A. FeO, KNO3, NaOH. C. Cu, MgCO3, KOH. B. CuCl2, Ca(OH)2, Mg. D. Mg, Ba(OH)2, CaCO3. Câu 4: Cặp chất cùng tồn tại trong cùng một dung dịch là A. Mg(NO3)2 và KOH. B. MgCl2 và Na2SO4. C. AgNO3 và FeCl2. D. BaCl2 và CuSO4. Câu 5: Cặp chất không cùng tồn tại trong cùng một dung dịch là A. Mg(NO3)2 và KOH. B. FeCl2 và Na2SO4. C. NaNO3 và FeCl2. D. BaCl2 và Cu(NO3)2 Câu 6: Kim loại không tác dụng với dung dịch HCl tạo muối và giải phóng khí H2 là A. Zn. B. Pb C. Mg. D. Hg. Câu 7: Công thức hoá học của muối phân ure là A. (NH2)2CO. B. Ca3(PO4)2. C. CaHPO4 D.Ca(H2PO4)2. Câu 8: CTHH của muối canxi đi hidro phot phat là A. Ca(HCO3)2. B. CaH2PO4 C. Ca(HPO4)2 D. Ca3(PO4)2 Câu 9: Phản ứng hoá học xảy ra trong quá trình luyện gang là A.Si + O2 □(→┴t ) SiO2 B. S + O2 □(→┴t ) SO2 C. Fe2O3 + 3CO □(→┴t ) 2Fe + 3 CO2 D. Mn + O2 □(→┴t ) MnO2 Câu 10: Ngâm một lá Cu vào dd AgNO3 cho đến khi kết thúc phản ứng. Giả sử Bạc sinh ra đều bám vào lá đồng, thì sau phản ứng: A.Khối lượng của lá đồng tăng lên . B. Khối lượng của lá đồng giảm đi . C.Khối lượng của lá đồng không thay đổi. D. Khối lượng của dung dịch giảm đi. Câu 11: Ngâm một lá kẽm vào dd FeSO4 cho đến khi kết thúc phản ứng. Giả sử sắt sinh ra đều bám vào lá kẽm, thì sau phản ứng: A.Khối lượng của lá kẽm tăng lên . B. Khối lượng của lá kẽm giảm đi . C.Khối lượng của lá kẽm không thay đổi. D. Khối lượng của dung dịch tăng lên. Câu 12: Hoá chất dùng để nhận biết dd NaCl và dd NaNO3 là dung dịch : A. Ba(OH)2. B. BaCl2. C. AgNO3. D. HCl Câu 13: Hoá chất dùng để nhận biết dd NaOH và dd Ba(OH)2 là dung dịch : A. Quì tím. B. phenol phtalein. C. Na2SO4. D. HCl Câu 14: Dãy các nguyên tố kim loại được xếp theo tính hoạt động hoá học giảm dần là A. Fe, Hg, Mg, Al, Na. B.Al, Fe, Na, Ca, Mg. C. Cu, Fe, Al, Mg, Na. D.Na, Mg, Al, Fe, Cu. Câu 15: Muối nào sau đây là phân lân A.NH4NO3. B.Ca(H2PO4)2. C.KCl. D.KNO3 Câu 16: Thể tich khí SO2 ở đktc sinh ra khi cho dung dịch 200ml dung dịch HCl 1M tác dụng hoàn toàn với muối Na2SO3 là A. 2,24 lít. B. 1,12 lít. C. 3,36 lít. D. 4,48 lít. Câu 17: Thể tich khí dd HCl ở đktc cần dùng khi cho 0,65g Zn tác dụng với dung dịch HCl 2M là A. 10 ml. B. 5 ml. C. 15ml. D. 20ml Câu 18: Khối lượng Al thu được khi điện phân nóng chảy 1tấn quặng boxit chứa 90% Al2O3¬ với hiệu suất 90% là ( Cho Al = 27, O = 16)

3 lượt xem
2 đáp án
9 giờ trước