Lí do Lê Hữu Trác vào phủ chúa bắt bệnh

1 câu trả lời

Trong Thượng kinh kí sự, Lê Hữu Trác ghi lại những điều tai nghe mắt thấy diễn ra trong phủ chúa khá sắc sảo, khách quan, không bộc lộ trực tiếp thái độ, tâm trạng. Người đọc chỉ có thể thấy được phần nào tâm trạng, thái độ, của người viết qua giọng điệu và cảm xúc rải rác đây đó suốt tác phẩm.

Trước hết thái độ, tâm trạng và ý nghĩ của Lê Hữu Trác thể hiện ở việc ông xác định vị trí và góc nhìn của người thầy thuốc và “nhà kí sự”. Nên nhớ rằng, Lê Hữu Trác là cậu Chiêu Bảy của một gia đình quý tộc ở làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, trấn Hải Dương. Thuở trẻ đã từng học để mong thi đỗ làm quan, sau quay sang học tập binh thư và sung vào quân đội của chúa Trịnh. Đến khi lập được ít nhiều công trạng, ông lại đột ngột bỏ về quê mẹ ở xã Tình Diễm, huyện Hương Sơn, trấn Nghệ An, này thuộc tỉnh Hà Tĩnh, học nghề thuốc rồi lặn lội đi chữa bệnh ở các miền quê. Ông tự nguyện trở thành người thầy thuốc của nhân dân lao động, ông coi thường mọi thứ danh lợi tầm thường ở chốn cung vua phú chúa. Ông không phải là quan Thái y. Năm 1781, Lê Hữu Trác bị triệu ra Kinh đô Thăng Long chữa bệnh cho chúa và thế tử ngót một năm rồi lại trở về Hương Sơn. Đó là một việc phải làm và một chuyến đi bất đắc dĩ không hề hào hứng nhưng không thể chối bỏ. Ông đứng về phía người thầy thuốc chân quê và người dân lao động để nhìn và ghi lại “những việc trong phủ chúa”. Ông nói rõ ý nghĩ và tâm trạng, ông bày tỏ thái độ ấy trong bài thơ:

Quê mùa, cung cấm chưa quen,

Khác gì ngư phủ đào nguyên thuở nào!

Câu thơ “Cả trời Nam sang nhất là đây !” thật giàu màu sắc biểu cảm: là ca ngợi hay mỉa mai, là khen hay chê, là ngưỡng vọng hay ngầm phê phán? Tùy người đọc tự xác định.

phân tích tâm trạng thái độ và suy nghĩ của Lê Hữu Trác

Trước cảnh sinh hoạt ở phủ chúa, tác giả thiên kí sự chăm chú, tỉ mỉ quan sát và ghi chép cho chân thực, nhưng thỉnh thoảng xen vào nhận xét nhẹ nhàng, tinh tế. Khi được mời ăn sáng, ông thật thà thú nhận “mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn là của ngon vật lạ, tôi bấy giờ mới biết cái phong vị của nhà đại gia”. Ông không giấu giếm chất “nhà quê tỉnh lẻ” của mình, nhưng “cái phong vị của nhà đại gia” mà ông vừa nói đến với cái giộng “nửa quê nửa tỉnh” ấy là ý làm sao? Ánh mắt của “ông già nhà quê chánh án” nhìn vào cảnh, vào người, vào mọi việc đang diễn ra nửa như thật thà, khờ khạo, nửa như tò mò, tinh quái, còn giọng điệu câu văn thì thể hiện cái hóm hỉnh của người rất thông minh. Khi đi qua “độ năm, sáu lần trướng gấm” để vào nội cung thế tử, ông buông lời nhận xét: “Ở trong tối om, không thấy có cửa ngõ gì cả”. Nói về bệnh của thế tử, ông bảo “vì thế tử ở trong chốn màn the trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi”, vừa là sự thật vừa là ngầm chê. Có thể khen cái đẹp cái sang ở phủ chúa, nhưng thái độ của tác giả dửng dưng trước cái sang vật chất và kín đáo chê cảnh sống phè phởn về vật chất, thiếu sinh khí ở chốn cung đình.

Tâm trạng của danh y khi chữa bệnh cho thế tử diễn biến có phức tạp hơn. Là một danh y, ông hiểu rõ căn nguyên bệnh của thế tử, ông đưa ra những luận giải hợp lí và có thể chữa chạy hiệu quả ngay, nhưng lại ngại bị nhà chúa trói buộc vào quyền chức, danh lợi ở chốn phủ chúa đáng sợ này, cuộc đời sẽ mất tự do, tự chủ. Để tránh hiểm họa cho bản thân, ông định chữa bệnh theo kiểu cầm chừng, vô thưởng vô phạt. Nhưng Lê Hữu Trác là một danh y có y đức, giàu từ tâm, không thể phụ lòng ông cha. Giữa phủ chúa uy nghiêm, giữa những Thái y của cung đình, một thầy thuốc chân quê dám thẳng thắn bảo vệ ý kiến chuyên môn của mình, bảo vệ chân lí khoa học vì sự sống của con người, dù người đó là ai. Ý kiến của Lê Hữu Trác trái với ý kiến của các quan Thái y làm cho quan Chánh đường phải ngần ngại “tỏ ý kiến nói đi nói lại mấy lần”.

Lê Hữu Trác là danh y uyên bác, giàu kinh nghiệm thực tế, có y đức cao quý, có lương tâm trong sáng. Ông là bậc đại trí thức có phẩm hạnh thanh cao, có nhân cách cứng cỏi, coi thường danh lợi, quyền quý, yêu tự do và trọng nếp sống thanh đạm, mộc mạc đậm đà tình quê hương. Ông dứt khoát “chối bỏ” cuộc sốn nơi cung đình. Khát vọng “về núi” thường trực trong ông đối nghịch gay gắt với cách sống của tập đoàn thống trị nhà chúa. Đó là sự đối lập giữa thiện và ác, giữa đẹp và xấu, giữa trong và đục.

Thượng kinh kí sự nói chung và đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh nói riêng có giá trị hiện thực sâu sắc.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
1 lượt xem
2 đáp án
2 giờ trước