Lập dàn ý về văn bản nghị luận Ánh trăng, có cả tác giả, tác phẩm và nội dung. Ai xông trước mình sẽ cho hay nhất và 10tym

2 câu trả lời

  • 1. Phân tích đề

    - Yêu cầu của đề bài: nêu cảm nhận về bài thơ Ánh trăng.

    - Phạm vi tư liệu, dẫn chứng : từ ngữ, chi tiết, hình ảnh tiêu biểu trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy.

    - Phương pháp lập luận chính : phân tích, cảm nhận.

    2. Hệ thống luận điểm

    - Luận điểm 1: Suy nghĩ và cảm nhận về vầng trăng trong quá khứ.

    - Luận điểm 2: Cảm nghĩ về vầng trăng của hiện tại.

    - Luận điểm 3: Cảm xúc của tác giả trước vầng trăng.

    3. Lập dàn ý chi tiết

    a) Mở bài

    - Giới thiệu về tác giả Nguyễn Duy:

    + Nguyễn Duy là một nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ, tiêu biểu cho thế hệ trẻ sau năm 1975 với những sáng tác sâu sắc, đa nghĩa, thể hiện sự đa diện của cuộc sống.

    - Giới thiệu khái quát bài thơ Ánh trăng:

    + Ánh trăng (1978) là lời nhắc nhở về một thái độ sống thủy chung tình nghĩa thông qua hình ảnh ánh trăng quen thuộc trong thi ca.

    b) Thân bài: Phân tích và cảm nhận bài thơ Ánh trăng

    * Luận điểm 1: Suy nghĩ và cảm nhận về vầng trăng trong quá khứ.

    - Điệp từ “hồi” gợi nhắc sự hồi tưởng và gắn bó sâu sắc của trăng với con người.

    - Hồi tưởng về kỉ niệm với ánh trăng khi còn nhỏ:

    “Hồi nhỏ sống với đồng

    Với sông rồi với biển

    + Điệp từ "với"

    + “sống với đồng”, “với sông”, “với bể”

    => Từ thời thơ ấu, ánh trăng luôn gắn liền với cuộc sống sinh hoạt, dù đi đâu trăng cũng bên cạnh.

    - Kỉ niệm về trăng hồi còn chiến tranh:

    “Hồi chiến tranh ở rừng

    Vầng trăng thành tri kỉ

    Trần trụi với thiên nhiên

    Hồn nhiên như cây cỏ"

    + "vầng trăng thành tri kỉ" -> Nhân hóa "trăng" như là người bạn thân thiết, tri âm tri kỉ, là đồng chí.

    + "Trần trụi", "hồn nhiên" -> vẻ đẹp của ánh trăng bình dị, mộc mạc, trong sáng hòa hợp với thiên nhiên trong lành.

    => Trong thời chiến tranh: ở rừng, cuộc sống khó khăn thiếu thốn, tuy vất vả nhưng vẫn đầy nét thơ mộng vì có trăng làm tri kỷ.

    "Ngỡ không bao giời 

    Cái vầng trăng tình nghĩa"

    - "không bao giờ quên", "vầng trăng tình nghĩa" -> Tình cảm thắm thiết của nhà thơ với vầng trăng.

    =>Trăng khi đó là ánh sáng trong đêm tối chiến tranh, là niềm vui bầu bạn của người lính trong gian lao của cuộc kháng chiến - vầng trăng tri kỉ. Nhân vật trữ tình gắn bó với trăng trong những năm dài kháng chiến. Trăng vẫn thuỷ chung, tình nghĩa.

    => Vầng trăng đã gắn bó thân thiết với con người từ lúc nhỏ đến lúc trưởng thành, cả trong hạnh phúc và gian lao, trở thành người bạn tri kỉ, “vầng trăng tình nghĩa” biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình.

    * Luận điểm 2: Cảm nghĩ về vầng trăng của hiện tại.

    "Từ hồi về thành phố

    Quen ánh điện cửa gương

    Vầng trăng đi qua ngõ

    Như người dưng qua đường"

    - Hoàn cảnh tác giả hiện tại : đất nước hòa bình, nhà ở thành phố đầy đủ tiện nghi với “ánh điện cửa gương”, nhà cao tầng.

    -> Sự thay đổi của hoàn cảnh sống - không gian khác biệt, thời gian cách biệt, điều kiện sống cách biệt, xa rời thiên nhiên.

    - Vị trí của trăng hiện tại trở nên nhỏ bé, xa lạ:

    + Nhân hóa "Vầng trăng đi qua ngõ", so sánh "Như người dưng qua đường"

    -> Vầng trăng vẫn “đi qua ngõ”, vẫn tròn đầy, vẫn thủy chung tình nghĩa, nhưng con người đã quên trăng, hờ hững, lạnh nhạt, dửng dưng đến vô tình.

    => Sự quên lãng của nhà thơ với ánh trăng: Giữa nơi thành phố ấy khi ánh trăng đi qua ngõ nhưng tác giả đã không còn nhớ đến trăng.

    => Khi thay đổi hoàn cảnh, con người có thể dễ dàng quên đi quá khứ, có thể thay đổi về tình cảm.

    - Sự đối diện giữa trăng và người:

    + Tình huống: mất điện, phòng tối om.

    + Hành động “vội bật tung cửa sổ” -> vội vàng, khẩn trương

    + Cảm giác đột ngột “nhận ra vầng trăng tròn”

    -> Sự xuất hiện bất ngờ của vầng trăng khiến nhà thơ ngỡ ngàng, bối rối, gợi cho nhà thơ bao kỉ niệm nghĩa tình.

    => Quan hệ giữa người và trăng không còn là tri kỉ, tình nghĩa như xưa vì con người lúc này thấy trăng như một vật chiếu sáng thay thế cho điện sáng mà thôi.

    * Luận điểm 3: Cảm xúc của tác giả khi đối diện với vầng trăng

     - Sự đối diện giữa nhân vật với vầng trăng như đối diện với chính mình, với quá khứ:

       + Tư thế đối mặt: Ngửa mặt lên nhìn mặt

       + “rưng rưng” : cảm xúc rung động, xao xuyến

    -> Ánh trăng đã thức dậy những kỉ niệm quá khứ tốt đẹp, đánh thức lại tình cảm bạn bè năm xưa, đánh thức lại những gì con người đã lãng quên.

    “Trăng cứ tròn vành vạnh

    ...

    Đủ cho ta giật mình”

    + Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” tượng trưng cho quá khứ nghĩa tình, thủy chung, đầy đặn, bao dung, nhân hậu.

    + “ánh trăng im phăng phắc” mang ý nghĩa nghiêm khắc nhắc nhở, là sự trách móc trong lặng im.

    + “Giật mình” : cảm giác và phản xạ tâm lí có thật của một người biết suy nghĩ, chợt nhận ra sự vô tình, bạc bẽo, sự nông nổi trong cách sống của mình.

    -> Cái “giật mình” của sự ăn năn, tự trách, tự thấy phải đổi thay trong cách sống. Cái “giật mình” tự nhắc nhở bản thân không bao giờ được làm người phản bội quá khứ, phản bội thiên nhiên, sùng bái hiện tại mà coi rẻ thiên nhiên.

    => Trăng là hiện thân của tất cả những gì đã qua trong quá khứ, là tuổi thơ, là chiến tranh gian khổ nhưng hào hùng, là sự hi sinh xương máu nhưng đánh đổi lấy cuộc sống hiện tại tự do, đủ đầy. Nhân vật đã lãng quên tất cả, mải mê hưởng thụ cuộc sống mới, đến khi nhìn lại thì như đánh mất một phần bản thân mình, xúc động và hối hận.

    => Tác giả nhắc nhở chính mình và cũng đồng thời nhắc nhở chúng ta, những người đang sống trong hoà bình, hưởng những tiện nghi hiện đại, đừng bao giờ quên công sức đấu tranh cách mạng của biết bao người đi trước.

    * Đặc sắc nghệ thuật

    - Thể thơ năm chữ

    - Bố cục rõ ràng, mạch lạc

    - Kết hợp nhuần nhuyễn giữa trữ tình và tự sự

    - Hình ảnh thơ vừa cụ thể, sinh động vừa khái quát, giàu tính biểu cảm

    - Giọng điệu tâm tình tự nhiên

    - Nhịp thơ linh hoạt theo mạch cảm xúc.

    c) Kết bài

    - Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ.

    - Nêu cảm nhận của em về bài thơ.

– Dẫn dắt vấn đề: giới thiệu đôi nét về tác giả (phong cach, sự đóng góp,một chi tiết trong cuộc đời có liên quan đén việc sáng tác…)và đôi nét về tác phẩm (hoàn cảnh ra đời, vị trí của tác phẩm trong toàn bộ  sáng tác…)

– Giới thiệu khái quát đặc điểm của nhân vật….

– Chuyển ý….

1. Tiểu sử

- Nguyễn Duy tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948, quê ở làng Quảng Xá, nay thuộc phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa.

- Năm 1965, từng làm tiểu đội trưởng tiểu đội dân quân trực chiến tại khu vực cầu Hàm Rồng, một trọng điểm đánh phá ác liệt của không quân Mỹ trong những năm chiến tranh Việt Nam.

2 Nội dung

- Nguyễn Duy làm thơ rất sớm, khi đang còn là học sinh trường cấp 3 Lam Sơn, Thanh Hóa.

- Ánh trăng của Nguyễn Duy như một lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu.

- Bài thơ có ý nghĩa gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.

(◣_◢)

(◣_◢)

(◣_◢)

cho mi câu tả lời hay nhts

A. Nội dung tác phẩm Ánh trăng

Bài thơ là câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian từ quá khứ đến hiện tại gắn với các mốc sự kiện trong cuộc đời con người. Theo dòng tự sự ấy, mạch cảm xúc đi từ quá khứ đến hiện tại và lắng kết trong cái “giật mình” cuối bài thơ. Từ một câu chuyện riêng, bài thơ như một lời nhắc nhở chính mình, củng cố, cảnh tỉnh ở người đọc về thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thuỷ chung với qúa khứ.

B. Đôi nét về tác phẩm Ánh trăng

1. Tác giả

– Nguyễn Duy (1948) tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ

– Quê quán: Xã Đông Vệ, huyện Đông Sơn (nay là phường Đông Vệ – Thanh Hóa)

– Sự nghiệp sáng tác:

+ Nguyễn Duy làm thơ từ rất sớm, từ khi học cấp ba.

+ Năm 1973, ông đã đoạt giải nhất cuộc thi thơ tuần báo văn nghệ với chùm thơ vô cùng xuất sắc.

+ Ngoài việc sáng tác thơ ông còn viết tiểu thuyết và bút kí

+ Năm 2007, Nguyễn Duy được Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật

+ Những tác phẩm tiểu biểu: “Đãi cát tìm vàng”, “Bụi”, “Mẹ và em” …

– Phong cách sáng tác: Thơ Nuyễn Duy giàu chất triết lí, thiên về chiều sâu nội tâm với những trăn trở, day dứt và suy tư.

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác

“Ánh trăng” là một bài thơ hay viết vào năm 1978 – 3 năm sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam. Bài thơ được viết tại Thành phố Hồ Chí Minh, in trong tập “Ánh trăng”.

b. Bố cục

3 phần:

– 2 khổ đầu: Cảm nghĩ về vầng trăng quá khứ.

– 2 khổ giữa: Những thay đổi trong mối quan hệ của nhà thơ với vầng trăng.

– 2 khổ cuối: Cảm xúc và suy ngẫm của tác giả.

c. Ý nghĩa nhan đề

– Ánh trăng là ánh sáng của vầng trăng, ánh sáng soi rọi lương tâm, soi vào những góc khuất trong tâm hồn con người khiến cho con người phải giật mình thức tỉnh nhận ra những sai lầm và vươn tới những điều tốt đẹp.

– Nhan đề thể hiện chủ đề của bài thơ: củng cố và gợi nhắc thái độ sống ân tình thủy chung với quá khứ, đó là truyền thống uống nước nhớ nguồn, ân tình thủy chung với quá khứ.

d. Giá trị nội dung

Bài thơ là sự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước rất bình dị, hiền hậu. Qua đó nhắc nhở người đọc phải có một thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn”, thủy chung ân tình với quá khứ, nhớ quên là lẽ thường tình, quan trọng là biết thức tỉnh lương tâm.

e. Giá trị nghệ thuật

– Thể thơ năm chữ, bố cục rõ ràng, mạch lạc.

– Kết hợp nhuần nhuyễn giữa trữ tình và tự sự.

– Hình ảnh thơ vừa cụ thể, vừa sinh động vừa khát, giàu tính biểu cảm.

– Giọng điệu tâm tình tự nhiên như lời tâm sự của nhân vật trữ tình.

C. Dàn ý:

1, Mở bài

   – Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

   + Nguyễn Duy là một trong những nhà thơ trẻ thời kháng chiến chống Mỹ. Sau 1975, những sáng tác của ông càng trở nên sâu sắc, đa nghĩa, thể hiện sự đa diện của cuộc sống.

   + Bài thơ nói tới hình ảnh quen thuộc trong thi ca, nhưng với một hơi thở hiện đại, mang nhiều suy tư, ý nghĩa ánh trăng trở nên khác biệt.

2, Thân bài

a, Con người trong quá khứ hòa mình với thiên nhiên, vầng trăng là tri kỉ

   - Kí ức tuổi trẻ sống chan hòa với thiên nhiên, sống chân chất giản dị:

   + Lúc còn nhỏ: “sống với đồng”, “với sông”, “với bể”.

   + Trong thời chiến tranh: ở rừng, cuộc sống khó khăn thiếu thốn, tuy vất vả nhưng vẫn đầy nét thơ mộng vì có trăng làm tri kỷ.

⇒ thiên nhiên nuôi dưỡng tâm hồn con người trở nên thơ ngây, trong trẻo: “trần trụi”, “hồn nhiên” không đắn đo suy nghĩ, không toan tính thiệt hơn. Trong khó khăn con người sống đùm bọc nhau, che chở cho nhau như rừng như núi che chở cho quân dân khỏi kẻ thù.

   + Hình ảnh trăng lúc đó là vầng trăng “tình nghĩa”, vầng trăng bầu bạn, vầng trăng hi vọng: theo chân con người trong những buổi hành quân, soi sáng con đường những đêm tối, đem lại cảm giác bình yên, an ủi như người thân.

b, Con người ở hiện tại lãng quên quá khứ

   - Hoàn cảnh hiện tại: ở thành phố đầy đủ tiện nghi với “ánh điện cửa gương”, nhà cao tầng.

   - Vị trí của trăng hiện tại: “Như người dưng qua đường”, trở nên nhỏ bé, xa lạ.

⇒ Thủ pháp nghệ thuật đối lập giữa hai khổ thơ đầu với khổ thơ thứ ba tạo sự khác biệt, thay đổi một cách chớp nhoáng của hoàn cảnh sống, của lòng người.

c, Sự đối diện giữa trăng và người

   - Hoàn cảnh: mất điện, sự tiện nghi của cuộc sống hiện đại đột ngột biến mất, quay trở về thuở quá khứ khó khăn, tăm tối ⇒ nhân vật mở cửa sổ và thấy vầng trăng tròn, tỏa sáng.

⇒ Tác giả sử dụng một loạt tính từ, động từ mạnh: thình lình, tối om, vội, bật tung, đột ngột.

   - Sự đối diện giữa nhân vật với vầng trăng như đối diện với chính mình, với quá khứ:

   + Tư thế đối mặt: Ngửa mặt lên nhìn mặt

   + Vầng trăng gợi lại những kỉ niệm trong quá khứ: đồng, bể, sông, rừng – mỗi địa điểm gắn với đường đời của nhân vật đều có ánh trăng làm bạn.

   + Cảm xúc: trăng là hiện thân của tất cả những gì đã qua trong quá khứ, là tuổi thơ, là chiến tranh gian khổ nhưng hào hùng, là sự hi sinh xương máu nhưng đánh đổi lấy cuộc sống hiện tại tự do, đủ đầy. Nhân vật đã lãng quên tất cả, mải mê hưởng thụ cuộc sống mới, đến khi nhìn lại thì như đánh mất một phần bản thân mình, xúc động và hối hận.

d, Sự nhắc nhở, thức tỉnh con người không được quên giá trị truyền thống, không được quay lưng với quá khứ

   - Sự bất biến của quá khứ, của giá trị truyền thống: Trăng vẫn luôn “tròn vành vạnh”, là vầng trăng của sự bao dung, tha thứ (“kể chi người vô tình”). Trăng không biết nói, cũng như quá khứ không biết trách móc kẻ vô tình: “kể chi”.

   - Sự giật mình thức tỉnh của nhân vật: không ai trách móc anh ta, nhưng tự bản thân anh đã nhận ra sai lầm của mình khi lãng quên quá khứ, bao gồm cả những gì tốt đẹp, trong trẻo lẫn khó khăn, mất mát.

   - Liên hệ so sánh với câu nói nổi tiếng của nhà thơ Gamzatov: “Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác”

3, Kết bài

Khái quát giá trị bài thơ:

   - Bài thơ cho thấy những ý nghĩa khác của hình ảnh vầng trăng: vầng trăng còn mang ý nghĩa như một chứng nhân lịch sử, chứng kiến cuộc sống của con người trong quá khứ.

   - Bài thơ giàu tính triết luận, răn dạy con người không được lãng quên quá khứ, ghi nhớ nó với lòng biết ơn và lấy nó làm động lực phấn đấu cho tương lai.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Em cần gấp ạaaa

Read the following passage and mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the correct answer to each of the questions.

English is one of the most popular languages in the world.It comes second in the number of speakers after Chinese.In Vietnam, more and more people are studying English and they consider it a key to success.However, not everyone knows how to learn English effectively.

The best way to improve the four skills: speaking, listening, reading, and writing is to practice regularly.You should make use of every opportunity to speak English with friends in class or at English speaking clubs or ourselves in front of the mirror.Learning by heart all the words does not help much if you do not read a lot because you will easily forget what you have learnt.Reading books, listening to radio and watching films are better ways to memorize words.Besides.English learners should not be so shy because making mistakes is unavoidable in learning foreign languages.Practicing speaking a lot is a good way to correct your mistakes.

39. The word “memorize" in paragraph 2 is CLOSEST in meaning to ______.

A. remember​B. forget ​C. communicate

40. A good way to correct your mistakes is ________.

A. avoiding speaking English

B. stopping learning English

C. practicing speaking English a lot

41. According to the passage, which of the following statements is TRUE?

A. You should never speak English with yourselves.

B. Many Vietnamese people consider English a key to success.

C. English learner should be shy if they make mistakes.

42. The passage is mainly about ______.

A. how to learn English effectively

B. people who study English in Vietnam

C. how to read books, listen to radio and watch films

Mark letter A, B, C or D on your answer sheet to indicate the sentence that is closest in meaning to the original sentence in each of the following questions.

43. He told her about the book. He liked it best.

A. He told her about the book which he liked it best.

B. He told her about the book which he liked best.

C. He told her about the book whom he liked best.

D. He told her about the book whose he liked best.

44. I always give my mother flowers on Mother’s Day.

A. My mother always is given flowers on Mother’s Day.

B. Flowers is always given by my mother on Mother’s Day.

C. My mother is always given flowers on Mother’s Day.

D. My mother is given always flowers on Mother’s Day.

45. I'm looking for a job as a secretary.

A. I'm looking for someone who works as a secretary.

B. I'm trying to find a job as a secretary.

C. A secretary is looking for a job as my job.

D. I was offered a job as a secretary.

46. Mr.Richards lost his job because he was late every day.

A. If Mr.Richards were late every day, he would lose his job.

B. If Mr.Richards had been late every day, he would have lost his job.

C. If Mr.Richards weren't late every day, he wouldn't lose his job.

D. If Mr.Richards hadn't been late every day, he wouldn't have lost his job.

47. The black dress is more expensive than the white one.

A. The black dress is cheaper than the white one.

B. The black dress is not as expensive as the white one.

C. The white dress is not as expensive as the black one.

D. The white dress is as expensive as the black one.

48. Although she is intelligent, she doesn't do well at school.

A. In spite of intelligent, but she doesn't do well at school.

B. Despite being intelligent, she doesn't do well at school.

C. Even though her intelligence, she doesn't do well at school.

D. In spite the fact that she is intelligent, she doesn't do well at school.

49. The dictionary was so expensive that I didn't buy it.

A. The dictionary was enough expensive for me to buy.

B. The dictionary was too expensive for me to buy it.

C. It was an expensive dictionary so that meant I didn't buy.

D. It was so an expensive dictionary that I didn't buy it.

50. "Don't walk on the grass", the gardener said to us.

A. The gardener said to us don't walk on the grass.

B. The gardener told us not to walk on the grass.

C. The gardener suggested us not to walk on the grass.

D. The gardener advised us not walking on the grass.

1 lượt xem
1 đáp án
7 giờ trước