Lập dàn ý nghị luận về đạo lí uống nước nhớ nguồn? Viết đoạn văn nghị luận về đạo lí uống nước nhớ nguồn? Không đc chép mạng Ai làm đc sẽ vote5 sao Cần giấp mong mn giúp đỡ

2 câu trả lời

Trong cuộc sống, đạo đức là một yếu tố rất quan trọng, nó thể hiện sự văn minh, lịch sự, nếp sống, tính cách và phần nào có thể đánh giá được phẩm chất, giá trị bản thân con người. Một trong số đó là sự biết ơn, nhớ ghi công lao mà ngườikhác đã giúp đỡ mình. Đó cũng là một chân lí thiết thực trong đời thường. Chính vì vậy ông cha ta có câu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” hay “Uống nước nhớ nguồn”. Cả hai câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhân văn sâu xa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta.Câu đầu tiên mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Điều đó được ẩn dụ nhằm sự sao cho đúng, cho phải đối với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay.

Dàn ý chi tiết cho đề : đạo lí " uống nước nhớ nguồn " : 

1, Mở bài: Giới thiệu về câu tục ngữ

2, Thân bài: 

     a, Giải thích: nước ? nguồn ?

     b, Chứng minh: ( 3 luận điểm )

          - Luận điểm 1: Lòng biết ơn trong gia đình

          - Luận điểm 2: Lòng biết ơn trong xã hội:

                                 - Ngày 10/3: giỗ tổ Hùng Vương

                                 - Các vị anh hùng dân tộc như bà Trưng, bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,....

                                 - 27/7: ngày nhớ ơn các vị anh hùng, liệt sĩ

                                 - 2/9/1945: ngày Bác Hồ đọc bảng tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Vệt Nam dân chủ cộng hòa

                                 - 30/4/1975: ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

                                 - 27/2: ngày thầy thuốc Việt Nam

             - Luận điểm 3: Lòng biết ơn đối với học sinh:

                                 - 20/11: ngày hiến chương Nhà giáo Việt Nam

       c, Phản biện:

3, Kết bài: Khẳng định lại chân lí của câu tục ngữ.

Từ xa xưa, lòng biết ơn luôn được cha ông ta đề cao, phát huy như một truyền thống quý báu. Cùng với quan niệm trên, tục ngữ có câu “Uống nước nhớ nguồn”. Câu tục ngữ như một lời răn rất triết lý, rất nhân sinh, hướng con người trở nên hoàn thiện hơn. Bởi, lòng biết ơn không chỉ là đức tính vĩ đại nhất mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp nhất của con người. Người có lòng biết ơn sẽ luôn được yêu quý, trân trọng, họ sẽ nhận được sự giúp đỡ nồng nhiệt bất cứ khi nào họ gặp khó khăn. Người được biết ơn cũng sẽ cảm thấy vui vẻ, nhiệt tình hơn khi giúp đỡ, từ đó, các mối quan hệ giữa người và người cũng phát triển và ngày một khăng khít hơn. Khi chúng ta biết ơn quá khứ, trân trọng giá trị nguồn cội cũng là khi chúng ta đang làm giàu vốn văn hoá cho bản thân và góp phần bảo vệ văn hoá truyền thống của đất nước. Tuy nhiên với sự phát triển hiện đại như hiện nay, những giá trị truyền thống đang ngày càng mai một, một bộ phận giới trẻ ngày nay đang quay lưng với truyền thống, sống ích kỷ, chỉ biết cho riêng mình. Chính vào lúc này đây, truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” - truyền thống biết ơn cần phải được đề cao hơn nữa. Bởi không có những bài học quá khứ làm sao có được thành công trong hiện tại và tương lai? Vậy nên, hãy chắt chiu những giá trị tốt đẹp từ quá khứ bằng lòng biết ơn, nhưng cũng vừa nhìn vào tương lai một cách đầy tích cực và chiến đấu với thực tại thật nhiệt huyết.

Cho mik xin vote 5 sao + cảm ơn ạ(Nếu hay thì cho mik xin hay nhất luôn cũng đc ạ. thanks bn)

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
1 lượt xem
2 đáp án
21 giờ trước