Lập dàn ý cho đề văn sau: viết về quê hương nhà thơ đỗ Trung Quân đã từng ca ngợi: quê hương mỗi người chỉ một/ như là chỉ một mẹ thôi. Song Chế Lan V ...
1 câu trả lời
Bài hát Quê Hương ra đời trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động. Những người cộng sản đã hoàn toàn thất bại trong việc áp đặt chủ nghiã xã hội trên mảnh đất Miền Nam Việt Nam. Suốt từ năm 1975 cho đến cuối thập niên 1990, hàng vạn người Miền Nam Việt Nam và ngay cả người Miền Bắc XHNC cũng lần lượt rời bỏ thiên đường cộng sản để ra đi tìm đất sống. Kẻ đi vượt biên, người đi Hợp Tác Lao Động Nước Ngoài và không bao giờ còn muốn trở lại Việt Nam. Tại sao? Câu hỏi nầy hãy để cho những ai còn có lương tri trả lời một cách trung thực và đầy đủ. Để bào chửa cho những hành vi tồi tệ, thất nhân tâm, nhà cầm quyền Cộng Sản Hà Nội đã đỗ hết tội lỗi lên đầu những người trốn chạy khỏi tổ quốc. Chính quyền Hà Nội đã lên án gắt gao những người bỏ nước ra đi dù là hợp pháp (có đóng một số vàng lớn cho nhà nước để mua bãi, mua ghe) hay không hợp pháp. Báo chí, truyền thông trong nước cũng cổ võ, khuya chiêng, muá trống kết tội họ là thành phần phản động, phản bội tổ quốc XHCN và tạo cho công chúng có ác cảm với những người Việt rời bỏ quê hương.
Trong trại sáng tác văn học nghệ thuật vào muà hè năm 1986, tại bờ Hồ Sóc Xiêm, nhạc sĩ Giáp Văn Thạch đã hát bài Quê Hương và Cánh Hoa Dầu (nói về Lâm Trường Tân Uyên của chiến khu D). Hai bài hát nầy tôi rất thích và vẫn còn thuộc lòng.
Ngày đó, những thơ ca, truyện ngắn, văn học báo chí luôn mang nặng tính tuyên truyền CNXH. Những người tự xưng mình là kẻ mở rộng cửa thiên đường hạnh phúc cho kẻ khác đã cùng nhau ra sức chặt phá rừng và gom góp tài nguyên quốc gia để bán kiếm tiền, cất nhà lầu, ăn ngon mặc đẹp. Những cánh rừng nhiều gỗ qúy đã có một thời được ca ngợi là “Rừng che bộ độị, rừng vây quân thù” nay đã bị con người phản bộI trắng trợn. Những cánh rừng già có từ hàng trăm năm đã cạn kiệt. Rừng đã bị tàn phá gấp ba lần thời kỳ chiến tranh. Những người nghệ sĩ như chúng tôi thấy những ngọn đồi trọc, những cánh rừng hoang phế thì chợt nhớ thương những cánh rừng xưa. Lâm trường Tân Uyên, Biên Hoà cây tràm được trồng để bán gỗ cho nước ngoài làm kinh tế. Tràm vừa mọc cao hơn mái nhà. Có nơi tràm đã ra hoa. Nhìn hoa tràm vành óng bay phảng phất trong gió, phơi mình trong nắng nơi miền hoang dã, khiến lòng ai không xao xuyến, bồi hồi. Chúng tôi chỉ còn nhìn thấy một số cây dầu mọc thưa thớt bao quanh. Gió cuốn quit, thổi vi vút, hoa dầu bay xoay tròn trên không trung và rơi đầy mặt đất. Nhạc sĩ Giáp Văn Thạch đã sáng tác bài hát ‘Cánh Hoa Dầu”.