Không có kính, ừ thì có bụi, Bụi phun tóc trắng như người già Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha. Không có kính, ừ thì ướt áo Câu 1 Khổ cuối của bài thơ Phạm Tiến Duật đã dùng thủ pháp nghệ thuật lấy cái không để khẳng định cái có hãy ghi lại tên của bài thơ đã học trong chương trình Ngữ Văn trung học cơ sở cũng sử dụng thủ pháp nghệ thuật này nêu rõ tên tác giả
2 câu trả lời
Khổ cuối của bài thơ Phạm Tiến Duật đã dùng thủ pháp nghệ thuật lấy cái không để khẳng định cái có hãy ghi lại tên của bài thơ đã học trong chương trình Ngữ Văn trung học cơ sở cũng sử dụng thủ pháp nghệ thuật này nêu rõ tên tác giả:
`+` Ngắm trăng `-` Hồ Chí Minh
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
`+` Bạn đến chơi nhà `-` Nguyễn Khuyến
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây ta với ta!
Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
=> Biện pháp nghệ thuật lấy cái không để khẳng định cái có xuất hiện tương tự trong bài thơ:
- Bạn đến chơi nhà- Nguyễn Khuyến.
+ Một cuộc sống đạm bạc, thiếu thốn về vật chất, nhưng mối quan hệ ấy dường như là sự song hành, gắn bó, không còn khoảng cách.
- Ngắm trăng- Hồ Chí Minh
=> Hoàn cảnh thiếu thốn, "rượu" và "hoa" vốn là thứ tạo cảm hứng cho nhà thơ, nhà văn nhưng vượt qua song sắt can ngăn, không chút bận tâm về đói rét Bác vẫn vượt ra ngoài không gian chật hẹp, tù hãm để ngắm trăng sáng.